Saturday 31 October 2009

Phú Mỹ Hưng 'trốn' cư dân


Phú Mỹ Hưng 'trốn' cư dân

Sáng 31/10, hàng trăm khách hàng kéo đến phòng kinh doanh Công ty Phú Mỹ Hưng để chất vấn lần cuối về việc ai sẽ nộp tiền sử dụng đất tại khu đô thị này. Song phòng kinh doanh đóng kín cửa dù cuộc hẹn đã được ấn định từ tuần trước.
> Khách hàng dọa kiện Phú Mỹ Hưng / Phú Mỹ Hưng đứng trước nguy cơ ế hàng

Đây là lần thứ ba cư dân Phú Mỹ Hưng phản ứng gay gắt về việc phải nộp tiền sử dụng đất cao ngất ngưỡng tại khu đô thị này. Hai lần trước cửa phòng kinh doanh vẫn rộng mở và Công ty Phú Mỹ Hưng đều có lãnh đạo trả lời trực tiếp cư dân. Tuy nhiên, trong lần này thì toàn bộ khách hàng đều bị "cấm cửa", phía chủ đầu tư không có ai xuất hiện.

Toàn bộ khách hàng đều đứng ngoài trời vì Phòng kinh doanh Công ty Phú Mỹ Hưng đóng cửa im ỉm. Ảnh: Vũ Lê.

Quá bức xúc vì bị cấm cửa, từ 8h sáng 31/10 đến xế trưa, hàng trăm khách hàng vẫn đứng trước cổng phòng kinh doanh để kêu gọi ký tên vào đơn khiếu tố, phản đối việc bị thu tiền sử dụng đất.

Trưởng ban đại diện cư dân Phú Mỹ Hưng Nguyễn Hồng Hải và hơn 300 khách hàng thống nhất sẽ gửi đơn khiếu tố tập thể đến Quốc hội, Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo UBND TP HCM, các sở ban ngành để làm rõ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.

Trong thông báo của chủ đầu tư dán tại cổng phòng kinh doanh, Phó tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng Bùi Thanh Sơn ký tên, cho biết qua 3 lần tiếp xúc với khách hàng và ban đại diện cư dân, vấn đề nộp tiền sử dụng đất đang được mỗi bên hiểu theo cách khác nhau.

Người dân ký tên vào đơn khiếu tố Công ty Phú Mỹ Hưng dự kiến sẽ gửi đến Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra, UBND TP HCM và các sở ngành liên quan. Ảnh: Vũ Lê.

Phía chủ đầu tư căn cứ theo hợp đồng mua bán giữa bên mua và bên bán, các thủ tục pháp lý đã ký giữa thành phố với doanh nghiệp, quy trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất thuộc về người được giao đất tức bên mua. Trong khi đó, khách hàng dẫn Luật Đất đai và các Nghị định mới ban hành và cho rằng việc nộp tiền sử dụng đất là của Công ty Phú Mỹ Hưng.

Theo ông Sơn, xét thấy 3 cuộc gặp trước đây đều không thể giải quyết dứt điểm tranh chấp về tiền sử dụng đất nên cuộc hẹn gặp khách hàng vào ngày 31/10 cũng sẽ không mang lại kết quả. Vì vậy, ông Sơn đề nghị hai bên cùng chờ đợi thông báo hướng xử lý của cơ quan thẩm quyền.

Vấn đề này đang khuấy động thị trường địa ốc Sài Gòn và gây xôn xao dư luận trong nước cũng như quốc tế. Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên môi trường TP HCM sớm kiến nghị hướng xử lý sự việc theo đúng quy định.

Vũ Lê

*************

source

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/10/3BA1529B/

Friday 30 October 2009

Ngân hàng tăng lãi suất USD


Thứ Bảy, 31/10/2009, 03:27 (GMT+7)


* Giá USD tại thị trường tự do giảm nhanh

TT - Sau một thời gian duy trì ở mức thấp, lãi suất huy động USD đã tăng trở lại từ đầu tháng 10, cao nhất lên 4%/năm. Ngày 30-10 Ngân hàng Đông Á tăng lãi suất huy động USD, cao nhất 3,6%/năm kỳ hạn 24 tháng.

Kỳ hạn 6 tháng trở lên ở mức từ 3%/năm trở lên. Tại Ngân hàng Ngoại thương VN, từ đầu tuần cũng đã tăng lãi suất USD cao nhất 3%/năm. Tại Sacombank, lãi suất USD kỳ hạn 36 tháng đạt mức 3,25%/năm. Ngân hàng quy mô nhỏ hơn như Ngân hàng Đại Á là 3,6%/năm cho kỳ hạn 36 tháng.

Từ đầu tháng 10, người gửi USD được trả lãi suất cao hơn - Ảnh: T.Đạm

Đầu tháng 9, mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng phổ biến 2,55-2,7%/năm, mức 3% chỉ dành cho các kỳ hạn 3-5 năm.

Theo các Ngân hàng, lần tăng lãi suất này để đón đầu cho nhu cầu vay USD có thể tăng lại sau khi mức bù lãi suất VND giảm. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết huy động USD đã tăng liên tục trong hai tháng qua, trong khi huy động VND có xu hướng giảm.

Nhìn chung, lãi suất USD tăng chủ yếu ở các kỳ hạn trên 12 tháng. Do lường trước xu hướng lãi suất sẽ tăng lại nên ít người gửi tiền chọn kỳ hạn dài, hầu hết gửi kỳ hạn 12 tháng trở lại.

* Ngày 30-10, giá USD tiền mặt tại thị trường tự do giảm mạnh, có nơi bán còn 18.500 đồng/USD. So với mức giá cao nhất, USD tại thị trường tự do đã giảm 150-200 đồng/USD chỉ sau một ngày. Trong khi giá USD tại thị trường tự do “tăng hỗn” và giảm nhanh thì USD tại các Ngân hàng vẫn tăng với nhịp độ chậm rãi, có lên có xuống nhưng xu hướng là tăng một vài đồng/ngày.

Tỉ giá do Ngân hàng bán ra trong ngày 30-10 là 17.862 đồng/USD, chỉ tăng 20 đồng/USD so với đầu tháng 10-2009. Điều này phù hợp với chủ trương đã được Ngân hàng Nhà nước công bố là điều hành tỉ giá liên Ngân hàng linh hoạt.

Lãi suất huy động USD tại một số NH Ðơn vị: %/năm

Ngân hàng

3 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

24 tháng

36 tháng

ACB

2,1

2,4

2,45

2,7

2,9

2,9

Sacombank

1,7

2,1

2,3

2,7

3,1

3,2

Eximbank

2,2

2,2

2,4

2,65

2,7

3,2

DongABank

2,58

3

3,12

3,3

3,6

VietABank

2,5

2,8

2,9

3,2

3,4

3,5

A.HỒNG - T.SƠN

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=345212&ChannelID=86

Thursday 29 October 2009

Chuỗi siêu thị miễn thuế Mộc Bài 'hấp hối'


Chuỗi siêu thị miễn thuế Mộc Bài 'hấp hối'

Vắng khách, nhà đầu tư bỏ đi, doanh thu không đủ trả tiền điện nước và phí quản lý, chuỗi cửa hàng, siêu thị miễn thuế tại cửa khẩu kinh tế Mộc Bài (Tây Ninh) đang ế ẩm dù đã được nối lại chính sách phi thuế quan đến ngày 31/12/2012.
> Người Việt được mua hàng miễn thuế ở cửa khẩu đến 2012 / Siêu thị miễn thuế nhộn nhịp trở lại / Siêu thị miễn thuế cửa khẩu Mộc Bài đóng cửa

Khảo sát của VnExpress.net tại Trung tâm thương mại Hiệp Thành Mộc Bài ngày 28/10, các chuỗi cửa hàng miễn thuế, dù treo thông báo giảm giá nhưng vẫn vắng khách. Trên 50% cửa hàng bỏ trống, số còn lại đóng cửa im ỉm hoặc kinh doanh ế ẩm. Những kiot cố duy trì hoạt động kinh doanh nhưng hầu như không có người mua hàng.

Tại hai siêu thị miễn thuế Save a lot và Fuso cũng diễn ra tình trạng ảm đạm tương tự. Người mua chỉ lác đác, còn lại là nhân viên bán hàng thảnh thơi chờ khách. Những chuyến xe điện vào khu mua sắm hầu như trống rỗng, khác xa cảnh sầm uất, bán mua tấp nập trước đây.

Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu thương mại Nam Phát Võ Hồng Tâm than vãn: "Tôi có 38 gian hàng tại khu thương mại này nhưng nay co lại còn 11 kiot. Từ hơn 100 nhân viên giờ giữ lại 28 người. Doanh thu trước đây 100 triệu đồng nay chưa đến 20 triệu đồng mỗi ngày".

Ông Tâm cho hay, với tình hình kinh doanh trì trệ như hiện nay, nhiều khả năng 11 gian hàng còn lại cũng sẽ bị dẹp tiệm sớm vì cầm cự không nổi.

Cảnh đìu hiu của Trung tâm thương mại Hiệp Thành tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Ảnh: Vũ Lê.

Trong khi đó, Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nam Hiệp Thành Hoàng Bá Phòng chia sẻ: "Đầu tư 245 tỷ đồng vào dự án khu thương mại miễn thuế 48,5 ha trong năm 2005-2011, đến nay doanh nghiệp chưa có một đồng lời mà còn đứng trước nguy cơ không hoàn nổi vốn".

Ông Phòng cho biết, trong số 32 nhà đầu tư đang thuê, mua, hợp tác với doanh nghiệp nay chỉ còn 12 nhà đầu tư, trong đó có đến 4 nhà đầu tư đang trong quá trình thanh lý. 140 gian hàng nay chỉ còn 40 gian hoạt động cầm chừng. Riêng doanh thu thuê mặt bằng gần như bằng không vì 10 tháng qua, các doanh nghiệp đã nợ phí thuê mặt bằng do không buôn bán được. Doanh thu bán hàng không những sụt giảm mạnh, mà mỗi ngày mở mắt ra đơn vị phải tính bài toán xoay ở đâu ra hơn 200 triệu đồng tiền lãi và 80 triệu đồng chi phí duy tu, bảo dưỡng toàn hệ thống.

"Hai siêu thị Fuso hẹn bán xong Tết năm nay sẽ trả mặt bằng, còn Save a lot cũng đang trong quá trình thanh lý. Bây giờ chúng tôi không muốn nhắc đến Mộc Bài trong chiến lược kinh doanh nữa vì đã quá mệt mỏi với việc chạy theo chính sách", ông Phòng nói.

Từ tháng 7, khi quyết định bỏ chính sách miễn thuế cho du khách nội địa (được miễn thuế khi mua hàng dưới 500 nghìn đồng một người một ngày) có hiệu lực, tình hình thương mại tại khu cửa khẩu Mộc Bài bị đình trệ hoàn toàn. Sau đó, Chính phủ đã cho nối lại chính sách phi thuế quan với khách nội địa đến hết năm 2012 tại Mộc Bài. Các hoạt động thương mại tại đây tái khởi động từ ngày 10/7.

Bên trong Trung tâm thương mại Hiệp Thành có hàng chục gian hàng bỏ trống như thế này vì không cầm cự nổi tình hình kinh doanh ế ẩm tại Mộc Bài. Ảnh: Vũ Lê.

Tuy nhiên, chính sách miễn thuế đã không còn thoáng như trước. Thay vì khách nội địa được mua 500 nghìn đồng hàng miễn thuế mỗi ngày một lần, thì nay chỉ được mua mỗi tuần một lần, với cùng hạn mức tiền này. Đây là nguyên nhân chính khiến khách mua sắm không trở lại Mộc Bài. Chuỗi cửa hàng, siêu thị miễn thuế ế ẩm, còn các nhà đầu tư Nhật, Malaysia đã hủy bỏ các đàm phán kinh doanh siêu thị miễn thuế vì không hiểu sau này còn có những chính sách bất thình lình nào nữa hay không.

Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài Phan Minh Thành cho biết: "Tình hình kinh doanh trì trệ của các cửa hàng miễn thuế bắt nguồn từ những chính sách thiếu nhất quán về thuế và kêu gọi đầu tư. Vai trò thương mại của Mộc Bài đến nay đã không thể làm tròn vì chính sách phi thuế quan không phù hợp".

Theo ông Thành, khi mới hoạt động, Nhà nước định chính sách rất thoáng với mục tiêu phát triển Mộc Bài theo hướng thương mại, công nghiệp, khu đô thị và du lịch sinh thái. Trong đó, thương mại là "trái tim" của Mộc Bài, làm đầu tàu kéo các lĩnh vực khác cùng phát triển. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm chính sách lại sửa đổi.

Cụ thể, trong Công văn 7156 của Bộ Tài chính hồi tháng 6/2008, có đề cập đến việc quy định rõ đối tượng được hưởng chính sách miễn thuế là khách du lịch (đảm bảo đúng là du khách theo đoàn của các công ty du lịch có đăng ký, quản lý) và không bao gồm cư dân địa phương.

Cũng trong văn bản trên, Bộ Tài chính đề cập đến việc quy định rõ số lượt mua hàng miễn thuế trong một khoản thời gian nhất định của mỗi du khách, đảm bảo số lần hợp lý trong một năm và mỗi tháng không quá một lần.

Cuối cùng tỉnh đã ra một văn bản quy định mua hàng miễn thuế mỗi tuần một lần với số tiền được miễn thuế là 500 nghìn đồng. Sau đó lại xuất hiện thêm lệnh đóng cửa và quyết định tái hoạt động đến năm 2012. Việc hạn chế phi thuế quan kiểu này không những khiến Mộc Bài mất khách, giảm doanh thu mà còn làm cho niềm tin của doanh nghiệp bị tổn thương nên nhiều đơn vị đã bỏ ý định đầu tư vào cửa khẩu này.

Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài giải thích thêm, khi khu kinh tế cửa khẩu hình thành đã giải quyết việc làm cho 1.800 lao động tại chỗ; giảm nạn buôn lậu, thồ hàng qua biên giới; đặc biệt mối quan hệ an ninh quốc phòng, trật tự xã hội tại đây được củng cố. Thành quả này không phải dễ dàng đạt được. "Chính phủ cần cân nhắc thiệt hơn khi ra những quyết định liên quan đến việc thu hút đầu tư và chính sách phi thuế quan cho khách nội địa tại đây", ông nói.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) là một trong 8 khu kinh tế của khẩu của cả nước, theo quy hoạch khu này rộng 21.300 ha, trước mắt đã đưa vào sử dụng gần 2.500 ha. Trong giai đoạn 2006-2007, Mộc Bài đón khoảng 10.000 lượt khách đến đây mua sắm mỗi ngày. Tuy nhiên, quang cảnh nhộn nhịp bán mua nay chỉ còn trong quá khứ.

Vũ Lê

******************

source

http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/10/3BA15196/

Monday 26 October 2009

Đơn vị tổ chức nói gì về việc trao giải thưởng cho Vedan?


Ngày 26.10.2009 Giờ 19:05

Đơn vị tổ chức nói gì về việc trao giải thưởng cho Vedan?

Để làm rõ thêm việc công ty Vedan được trao giải “Tốp 100 sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng”, chiều 26.10, phóng viên SGTT đã phỏng vấn ông Bùi Văn Quyền, trưởng đại diện phía Nam của bộ Khoa học - công nghệ; và bà Nguyễn Thị Sinh, giám đốc trung tâm tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng TP.HCM (NATUSI) – hai đơn vị đứng ra tổ chức giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc và tốp 100 sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Ông Bùi Văn Quyền: Tôi không ký công nhận trao giải cho Vedan, nhưng có ký khống!

Phóng viên: Thưa ông, trên các phương tiện truyền thông và trên trang web của NATUSI trong những ngày qua đã đưa tên Vedan nhận giải “tốp 100 sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Chuyện này có thật không, thưa ông?

Ông Bùi Văn Quyền: Tôi không ký công nhận trao giải cho Vedan, nhưng có ký khống!

Ông Bùi Văn Quyền: câu chuyện lình xình Vedan nhận giải thưởng này đã được tôi nghe cách đây cả tuần, nhưng cũng không thể ngờ dư luận lại quan tâm nhiều như vậy. Mục tiêu của giải thưởng là khuyến khích các doanh nghiệp thi đua nâng cao hệ thống chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh để đưa ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Tiêu chí của giải thưởng cũng đã được đề ra một cách rõ ràng, không hề có sự nhập nhèm. Trong danh sách “đề cử” có tên của Vedan, nhưng hội đồng xét thưởng gồm nhiều thành viên đã quyết định không trao giải cho đơn vị này. Mặt khác, trong danh sách 50 sản phẩm do tôi ký cũng không hề có tên của Vedan. Vedan có xuất hiện và được xướng tên tại lễ trao giải nhiều lần nhưng với tư cách là đơn vị ủng hộ cho đồng bào bão lụt nhiều tiền nhất: 100 triệu đồng, chứ không phải được xướng tên để được lên nhận giải.

Nhưng thưa ông, trang web của NATUSI đã công bố rõ ràng Vedan đoạt giải với 3 sản phẩm: bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, tinh bột biến đổi?

Ở đây chắc là có sự nhầm lẫn. Tại buổi lễ hôm ấy tôi không hề trao bằng khen nào cho Vedan, trong quyết định cũng không có. Nếu trang web của NATUSI có đưa danh sách thì tôi sẽ cho kiểm tra lại, có thể do NATUSI nhầm lẫn. Trước đó, NATUSI có đề xuất cho doanh nghiệp này nhưng đã bị chúng tôi (hội đồng) loại.

Thưa ông, nếu trường hợp Vedan đưa ra một bằng chứng nhận thật, mà trong đó có chữ ký của ông thì ông nghĩ sao?

Cái này tôi cũng sẽ kiểm tra lại. Tôi sẽ liên hệ bên Vedan để xác minh việc này.

Như vậy có nghĩa là ông cũng không chắc chắn là mình có ký hay không ký bằng công nhận cho Vedan?

Tôi không ký bằng có tên doanh nghiệp Vedan. Tuy nhiên, anh em có đưa lên biểu mẫu bằng chứng nhận các doanh nghiệp đoạt giải và tôi có ký khống vào đó. Do vậy, sau khi ký xong không biết có ai đề tên Vedan vào và trao giải cho họ không (?). Tôi sẽ kiểm tra lại việc này.

Như vậy quy trình ký và trao bằng lỏng lẻo?

Nói vậy thì không đúng. Việc xét thưởng có cả hội đồng cơ mà. Tôi không ký quyết định trao giải cho Vedan.

Còn thông tin Vedan tài trợ 30 triệu đồng cho giải này?

Chuyện này hoàn toàn không có. Thông tin cụ thể thì anh làm việc với NATUSI vì đơn vị này đứng ra thực hiện việc này.

Trong danh sách do NATUSI đăng tải có tới 100 doanh nghiệp, nhưng sao trong quyết định trao giải do ông ký chỉ có 50 doanh nghiệp?

Có thể có sự chênh lệnh con số này là do tính theo sản phẩm chứ không phải tính theo doanh nghiệp, vì một doanh nghiệp cũng có 2-5 sản phẩm được trao giải.

Nhưng nếu tính về sản phẩm thì cũng có sự chênh lệch. Trong quyết định của ông ký có tới 102 sản phẩm, còn danh sách của NATUSI chỉ có 100?

Con số này chỉ là ước lượng thôi. Nói tốp 100 sản phẩm nhưng cũng có thể là 98 hay hơn 100 gì đó.

Kết thúc buổi trao đổi, ông Quyền tâm sự: “Không lý gì tôi lại ký cho Vedan nhận giải cả. Bởi Vedan có nhiều tội. Cái tội lớn nhất là lừa dối các cơ quan chức năng trong nhiều năm bằng các hành vi rất tinh vi. Hồi tôi còn làm bên bộ Khoa học – công nghệ đã biết rõ việc này”.

Bà Nguyễn Thị Sinh: Sẽ kiểm tra ngay coi Vedan có nhận giấy chứng nhận hay không

Bà Nguyễn Thị Sinh: Việc có tên Vedan trong danh sách có thể là do một nhân viên mới làm nhầm lẫn (!).

Thưa bà, ông Quyền đã khẳng định: không hề ký công nhận cho Vedan đạt giải thưởng “tốp 100 sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”, nhưng trên trang web của đơn vị bà lại công nhận điều này. Bà giải thích ra sao?

Chúng tôi có đề xuất trao giải cho Vedan vì Vedan xin tham gia có đầy đủ hồ sơ, lại kèm thêm bằng khen của các cơ quan Trung ương, thì không có lý gì chúng tôi loại họ ra được (!). Tuy nhiên, sau đó hội đồng xét thưởng đã không công nhận họ và trong danh sách 50 doanh nghiệp đoạt giải cũng không có tên của họ. Việc có tên Vedan trong danh sách được công bố trên website của chúng tôi có thể là do một nhân viên mới làm nhầm lẫn (?) khi đưa danh sách đề cử và danh sách doanh nghiệp đoạt giải.

Còn quy định các doanh nghiệp tham gia phải đóng 30 triệu đồng là thế nào, thưa bà?

Chúng tôi không ép doanh nghiệp phải đóng số tiền cụ thể nào. Ai muốn tham gia đóng bao nhiêu thì đóng. Như doanh nghiệp Hồng Phát đóng 10 triệu, Vĩnh Thành đóng 15 triệu Daso đóng 10 triệu…

Thưa bà, mẫu bằng chứng nhận giải thưởng có in dư hay không?

Không hề in dư.

Có việc đưa mẫu bằng cho ông Quyền ký khống mà chưa có tên doanh nghiệp hay không?

Có chuyện này.

Có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia và bao nhiêu doanh nghiệp được đề cử, thưa bà?

Khoảng 120 đến 130 doanh nghiệp, nhưng sau đó loại những doanh nghiệp có sản phẩm trùng, hồ sơ không đầy đủ thì còn khoảng 60 doanh nghiệp.

Chúng tôi không vì lý do kinh tế mà công nhận cho Vedan. Không thể vì một mình Vedan mà làm hỏng danh tiếng của chúng tôi. Ngay chiều nay tôi sẽ liên hệ với Vedan để xác minh họ có nhận bằng hay không rồi sẽ trả lời cho các nhà báo được rõ.

Như vậy, bằng chứng nhận trao giải cho Vedan là có thật hay không, đơn vị tổ chức giải thưởng vẫn không xác định được (?). Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề này trong thời gian sớm nhất.

Tùng Quang thực hiện

Đại diện công ty Vedan: chúng tôi được trao giải thưởng này

Chiều cùng ngày, chúng tôi đã liên hệ với đại diện công ty Vedan (ông Yeh Sheau Yeh, giám đốc văn phòng tổng giám đốc) và ông này khẳng định: Vedan được trao giải thưởng "tốp 100 sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”. Ông khẳng định, nếu cần sẽ cung cấp cho báo chí bằng chứng này.

*********************

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=58624&fld=HTMG/2009/1026/58624


Thứ Ba, 27/10/2009, 07:56 (GMT+7)

Khuất tất chuyện Vedan nhận giải thưởng

TT - Công ty cổ phần hữu hạn Vedan (gọi tắt là Vedan) vừa được tuyên dương ba sản phẩm trong “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”. Trong chuyện trao giải thưởng cho Vedan đã xuất hiện nhiều khuất tất.

Đây là giải thưởng do cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học - công nghệ phối hợp với Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng tổ chức nhân Ngày doanh nhân VN (13-10).

Ba sản phẩm của Vedan được giải thưởng đều do ông Hoàng Thủy Tiến ký

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ ngày 26-10, ông Yeh Sheau Yeh - giám đốc thuộc văn phòng tổng giám đốc Công ty Vedan - nói: “Giải thưởng này do Bộ Khoa học - công nghệ bình chọn. Hôm phát giải tôi có dự nhưng thủ tục hồ sơ về môi trường gửi cho ban tổ chức ra sao tôi sẽ kiểm tra và báo lại”. Đáng tiếc là sau đó chúng tôi không thể liên lạc với ông Yeh Sheau Yeh, gọi điện thoại ông cũng không nghe và khóa máy.

Địa phương không biết

"Sau khi rà soát kỹ lại, nếu Vedan có nhận giấy tặng “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” thì ban tổ chức sẽ ra thông báo thu hồi giấy này"

Nguyễn Thị Sinh (giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng, TP.HCM)

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai Hoàng Văn Thống nói: “Vedan được giải thưởng của cơ quan nào đề nghị thì tôi không nắm được, vì chúng tôi chưa được hỏi ý kiến”. Theo ông Thống, Vedan cơ bản đã khắc phục các yêu cầu của Bộ Tài nguyên - môi trường nhưng chưa hoàn thiện hẳn, phải đến tháng 11-2009 các cơ quan chức năng mới đánh giá toàn bộ việc khắc phục môi trường của Vedan. Gần đây, qua kiểm tra 12 chỉ tiêu ở các cống xả của Vedan có 11 chỉ tiêu đạt chuẩn, riêng chỉ tiêu nitơ tổng ở khu xử lý nước thải khó đạt chuẩn nên đang xem xét.

“Lẽ ra việc xét thưởng cho Vedan phải được các ngành chức năng xem xét một cách nhất quán, toàn diện nhưng ban tổ chức không hề hỏi ý kiến cơ quan chuyên môn của Đồng Nai” - ông Thống khẳng định.

Ông Lê Văn Tân, chánh văn phòng Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai, cũng nói: “Sở hoàn toàn không biết giải thưởng Vedan vừa nhận. Quan điểm của cá nhân tôi thì việc trao thưởng cho Vedan vào lúc này là không đạt yêu cầu”.

Ông Trần Văn Quang, phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, đặt vấn đề: “Có thể sản phẩm của Vedan được xem xét chất lượng theo tiêu chuẩn quy định nhưng quá trình vận hành sản xuất ra những sản phẩm được giải thì chính hệ thống xử lý nước thải của Vedan từng gây họa cho nông dân. Quy trình xét giải đã không xem xét đến hậu quả ô nhiễm môi trường mà Vedan gây ra cho hàng ngàn nông dân là không thể chấp nhận được”. Theo ông Quang, ban tổ chức trao giải thưởng mà không xem xét toàn diện chuyện Vedan gây hậu quả xấu cho môi trường, rồi tiếp tục né tránh bồi thường hoặc hỗ trợ nông dân.

Trong khi đó, ngày 26-10, nông dân tại khu vực xã Phước Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai), từng bị thiệt hại tài sản do Vedan gây ra và đang đeo đuổi vụ kiện, đã bàn tán xôn xao khi nghe chuyện Vedan được tuyên dương “Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”. Nông dân Võ Văn Giác ở ấp 1A, xã Phước Thái, bày tỏ: “Bà con ở đây nghe Vedan được tuyên dương ai cũng bất bình. Vedan sai phạm, chưa giải quyết vụ kiện của nông dân mà được trao giải như thế khiến người dân vô cùng thất vọng với cách hành xử của các cơ quan đứng ra trao giải”.

Ngày 26-10, các cơ quan chức năng cho hay đến nay đã có 11.584 hộ nông dân ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM đòi Vedan bồi thường thiệt hại với số tiền trên 4.263 tỉ đồng. Đây là kết quả mới nhất được các địa phương tổ chức kê khai và thống kê đơn theo mẫu hướng dẫn của Tổng cục Môi trường.

Ban tổ chức đã bác hồ sơ Vedan?

Bà Nguyễn Thị Sinh - giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thương hiệu và chất lượng (TP.HCM) - cho biết trung tâm là đơn vị thực hiện toàn bộ chương trình, còn cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học - công nghệ là đơn vị bảo trợ cho việc trao giải “Top 100 sản phẩm an toàn sức khỏe cộng đồng”, đồng thời cũng là ban tổ chức.

Theo bà Sinh, thoạt đầu Vedan có nộp hồ sơ tham dự xét thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc”. Do vướng về tiêu chí môi trường nên hồ sơ bị loại khỏi việc xét thưởng này. Trung tâm cũng có nhận hồ sơ của Vedan tham dự việc xét tặng “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009” đối với ba sản phẩm.

Hồ sơ được trình hội đồng xét thưởng. Vẫn theo bà Sinh, giống như nhiều doanh nghiệp khác, khi tham gia xét thưởng, giữa Vedan và trung tâm có ký “hợp đồng tham gia chương trình tuyên dương” trị giá 15 triệu đồng (mỗi sản phẩm 5 triệu đồng). Bà Sinh giải thích việc ký hợp đồng này là bình thường, doanh nghiệp nào tham gia đều ký, nếu không được xét tặng giải thưởng thì sẽ trả lại cho doanh nghiệp.

Bà Sinh nói hội đồng đã bác hồ sơ của Vedan xin tham gia “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”. Bà Sinh đưa ra bằng chứng là quyết định số 02 do ông Bùi Văn Quyền, vụ trưởng cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học - công nghệ, thay mặt ban tổ chức ký ngày 5-10, trong số 50 doanh nghiệp có sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng được trao tặng thì không có tên Vedan.

Khi PV Tuổi Trẻ đưa ra giấy tặng “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009” cho Vedan (người ký được ghi trên giấy này là ông Hoàng Thủy Tiến - phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, dấu được đóng mang dòng chữ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế), bà Sinh tỏ ra lúng túng, giống như chưa từng thấy giấy trao tặng đó bao giờ. Bà cũng không giải thích được tại sao có giấy này cho Vedan.

Riêng ông Bùi Văn Quyền khẳng định về nguyên tắc giấy trao tặng phải có hai người đồng ký tên, cụ thể là ông và đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế. Còn việc vì sao giấy trao tặng cho Công ty Vedan chỉ thể hiện một chữ ký ông Hoàng Thủy Tiến và có dấu với dòng chữ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế thì ông Quyền hứa sẽ có câu trả lời trong ngày 27-10. Ông Bùi Văn Quyền nói thêm: “Chúng tôi sẽ kiểm tra tiếp, nếu sai phạm đến đâu sẽ kiến nghị cơ quan chức năng xử lý đến đó”. Bà Sinh cũng hứa hôm nay sẽ có câu trả lời rõ ràng vì sao xuất hiện giấy trao tặng cho sản phẩm của Vedan.

Giải do Bộ Khoa học - công nghệ chủ trì

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 26-10, phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế Hoàng Thủy Tiến (người ký giải thưởng cho Vedan) cho biết giải thưởng dành cho sản phẩm của Vedan là do Bộ Khoa học - công nghệ chủ trì, giao văn phòng phía Nam của bộ thực hiện. Đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có tham gia thành phần ban giám khảo ở nhóm thực phẩm, có khoảng vài chục sản phẩm, trong đó có sản phẩm của Vedan. “Việc chấm và xét là có tiêu chí, ví dụ như sản phẩm có ngon không, có đạt yêu cầu vệ sinh không..., không liên quan tổng thể nhà máy. Việc nào đi việc đấy, công ty vi phạm thì bị xử lý rồi, việc xử lý có Bộ Tài nguyên - môi trường. Nếu họ vi phạm tiếp, cấm không cho sản xuất ở VN nữa, không phải vi phạm pháp luật, đi tù rồi trở về là không khắc phục được”- ông Tiến nói.

L.Anh

Vedan nói gì?

Ngay trong ngày 26-10, Công ty Vedan có văn bản gửi ban biên tập báo Tuổi Trẻ nói rằng việc công ty tham gia giải thưởng là bình thường, sản phẩm của công ty được giải do chất lượng tốt cũng là điều dễ hiểu và bình thường. Công ty khẳng định đã nhiều lần công khai nhận phần trách nhiệm của mình trong việc gây ô nhiễm sông Thị Vải... Chính công ty thừa nhận rằng đã và đang trả giá vì sai lầm gây ô nhiễm môi trường.

Q.Thanh

HÀ MI - QUỐC THANH

***********************

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=344582&ChannelID=3

Tìm: Khách hàng dọa kiện Phú Mỹ Hưng


VnExpress - Chủ Nhật, 25/10

Ngày 24/10, hàng trăm cư dân đã kéo đến phòng kinh doanh Công ty Phú Mỹ Hưng để chất vấn và yêu cầu chủ đầu tư trả lời ai sẽ nộp tiền sử dụng đất tại khu đô thị này. Một trong những kiến nghị được mọi người tính đến là khởi kiện tập thể. > Phú Mỹ Hưng đứng trước nguy cơ ế hàng / Tính tiền sử dụng đất Phú Mỹ Hưng theo thời điểm ký hợp đồng / Sốc vì tiền sử dụng đất cao/ Quyết không đóng tiền sử dụng đất

Đây là lần thứ hai cư dân Phú Mỹ Hưng yêu cầu chủ đầu tư trả lời trực tiếp về vấn đề trên. Tuy nhiên, sau 2 tuần báo cáo tình hình lên UBND TP HCM và làm việc với Sở Tài nguyên môi trường, doanh nghiệp vẫn chưa có đáp án cho bài toán ai trả tiền sử dụng đất tại khu đô thị kiểu mẫu này.

Đại diện cư dân Phú Mỹ Hưng (do khách hàng bầu ra), bà Nguyễn Hồng Hải cho rằng, công văn số 89 do UBND TP HCM ban hành ngày 6/1/2000 đã quy định rõ nghĩa vụ tài chính phải do chủ đầu tư thực hiện.

Bên cạnh đó bà Hải trích dẫn Quyết định 112 do UBND TP HCM ban hành ngày 8/10/2002, có quy định về cơ chế và phương thức kinh doanh của Công ty Phú Mỹ Hưng. Theo đó, doanh nghiệp được quyền quyết định giá và thu tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền cho thuê đất có cơ sở hạ tầng từ khách hàng theo từng thời điểm. Nhưng công ty này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Mặt khác, bà Hải thay mặt cư dân trích dẫn Quyết định 3689 do Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài ký ngày 28/8/2008. Điều 2 của quyết định này chỉ rằng, Ban quản lý khu Nam hướng dẫn Công ty Phú Mỹ Hưng thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định; Cục thuế TP HCM kiểm tra rà soát thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, truy thu thuế chuyển nhượng sử dụng đất và các khoản khác (nếu có) của người được giao đất theo quy định.

Theo bà Hải, nghĩa vụ tài chính này có thể hiểu là doanh nghiệp phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước và các khoản thuế khác. Vì vậy, bà khuyên cư dân không nên vội vã làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán mà hãy kiên nhẫn chờ cho đến khi làm sáng tỏ câu chuyện ai phải nộp khoản tiền này.

Hàng trăm hộ dân đã đồng loạt kiến nghị ban lãnh đạo công ty Phú Mỹ Hưng cho dừng ngay việc thông báo, hối thúc khách hàng ký hợp đồng công chứng trong sáng 24/10. Bởi lẽ, sau khâu công chứng, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo đóng tiền sử dụng đất đến từng hộ (ai không nộp sẽ bị phạt). Nhiều ý kiến đề xuất thêm, Công ty Phú Mỹ Hưng phải thảo khẩn cấp văn bản kiến nghị Chi cục Thuế quận 7 dừng lại việc tính tiền sử dụng đất vì chủ đầu tư và cư dân đang tranh chấp về vấn đề này.

Tại buổi chất vấn, rất nhiều ý kiến biểu quyết: nếu Công ty Phú Mỹ Hưng không trả lời thỏa đáng về tiền sử dụng đất thì khách hàng sẽ khởi kiện đồng thời trình báo Quốc hội. "Việc bán nhà đất của chủ đầu tư phải được điều chỉnh theo Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Bộ Luật dân sự mới đảm bảo công bằng", một hộ dân phát biểu.

Phó tổng Giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng Nguyễn Bửu Hội giải thích: "9 năm qua, doanh nghiệp luôn tuân thủ cơ chế không đổi theo các quyết định, công văn của thành phố ban hành. Song cùng những văn bản ấy khách hàng và doanh nghiệp lại hiểu khác nhau".

Ông Hội cho rằng việc hiểu chưa chuẩn về nghĩa vụ tài chính và tiền sử dụng đất cần được thành phố giải thích thống nhất để tránh hiểu nhầm. Ông khẳng định: "Nếu chủ đầu tư sai thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Lãnh đạo Công ty Phú Mỹ Hưng thừa nhận với khách hàng rằng, việc cư dân khu đô thị kiểu mẫu phải nộp tiền sử dụng đất gần bằng giá trị căn hộ hoặc nền đất là bất hợp lý. Ông phân bua, trong 3 năm 2007-2009 doanh nghiệp đã liên tục phản ảnh với thành phố về sự bất hợp lý này nhưng chưa được giải quyết. "Hiện một mình Phú Mỹ Hưng không thể điều chỉnh việc này mà cần có sự xem xét, chỉ đạo và tháo gỡ của UBND TP HCM cùng các sở ngành liên quan", ông nói.

Ông Hội hứa sẽ tập hợp lại toàn bộ các hợp đồng công chứng mua bán nhà ở đã ký ngày hôm nay để giải thích và thông báo cặn kẽ với khách hàng về tình trạng tranh chấp tiền sử dụng đất. Từ đó khách hàng sẽ tự quyết định có nên ký hợp đồng công chứng hay không. Trong trường hợp những ai đã ký hợp đồng công chứng nhưng nay thay đổi ý định thì liên hệ với phòng công chứng số 2 để được giải quyết.

Công ty Phú Mỹ Hưng và khách hàng đã thống nhất vào ngày 31/10 sẽ có cuộc gặp cuối cùng để tìm hướng tháo gỡ tranh chấp tiền sử dụng đất. Ông Hội cho hay, trong tuần sau doanh nghiệp sẽ có văn bản trả lời các hộ dân về vấn đề này. Trong khi đó, nguyện vọng của cư dân Phú Mỹ Hưng là nếu chủ đầu tư không nộp tiền sử dụng đất thì khách hàng sẽ khởi kiện tập thể.

Vũ Lê

**************

source

http://vn.news.yahoo.com/vne/20091025/tbs-khach-hang-doa-kien-phu-my-hung-2cb0122.html

Wednesday 21 October 2009

Cấm ở cửa hàng, mua bán tại nhà


Ngày 22.10.2009 Giờ 07:44

Quản lý mua bán ngoại tệ


SGTT - Cùng lúc với các đơn hàng nhập khẩu, thanh toán hàng hoá vào mùa cao điểm bắt đầu từ tháng 10, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường sôi động. Trong vai người em của bà chủ kinh doanh hàng thời trang ngoại nhập ở quận 1, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị có cơ hội tiếp cận với những người kinh doanh ngoại tệ.

Bao nhiêu cũng có

Bất chấp lệnh cấm, người có nhu cầu có thể được “chợ đen” cung cấp đầy đủ các loại ngoại tệ như đôla Mỹ, bảng Anh, euro ngay tại nhà. Ảnh: Lê Quang Nhật

Thông báo cần gấp 20.000 USD qua điện thoại cho tiệm vàng HK ở quận 5, bà chủ kinh doanh thời trang cho biết, chủ tiệm báo giá 18.290đ, trong vòng 30 phút có người mang tiền giao tận nơi. “Tất cả là loại giấy bạc 100 USD”, bà nói. Để chắc ăn, bà gọi tiếp cho doanh nghiệp tư nhân MK cũng ở quận 5, giá ở đây thấp hơn ba đồng, giao hàng trong vòng 15 phút. Tuy nhiên, chủ tiệm đề nghị thông cảm vì không còn đủ loại 100 USD, nên phải kèm 2.000 USD loại tiền 50 USD. Trong năm địa chỉ mua bán ngoại tệ mà giới kinh doanh khu chợ Bến Thành thường xuyên liên hệ, rẻ nhất là tiệm TH ở quận 10, với giá luôn bán thấp hơn 10 đồng so với các nơi được coi là giá tốt. So giá của hai điểm giao dịch kể trên và giá bán USD tại điểm thu đổi ngoại tệ đường Lê Lợi, quận 1 là 18.295đ/USD, thì tiệm TH chỉ có 18.280đ/USD.

Thoả thuận xong với tiệm TH, trong vòng 30 phút hai nhân viên, một nam, một nữ mang tiền tới. Nhìn bề ngoài, khó tưởng tượng trong chiếc balô bằng vải cotton màu xám viền hồng mà cô nhân viên mang chứa đến hàng trăm ngàn USD. Tại cửa hàng thời trang, cô gái nhanh nhẹn lấy trong balô ra xấp tiền mới loại 100 USD, đã được cột thun đúng số lượng thoả thuận. Nhận lại gần 400 triệu đồng tiền Việt Nam với đủ loại giấy bạc từ 500.000 tới 20.000 đồng, hai nhân viên nhanh chóng phân loại và phát hiện có ba tờ bạc 500.000 đồng bị rách, ố cần phải đổi lại.

Vừa nhận tiền xong, nghe bà chủ cửa hàng đề nghị mua thêm 2.000 euro và 10.000 nhân dân tệ, cô gái mở balô, rút ngay ra xấp euro đếm giao liền. Cô giải thích nhân dân tệ chỉ đáp ứng được 1/3 số lượng yêu cầu nên hẹn 30 phút sau có người giao đủ.

Lục trong túi, còn vài đồng euro lẻ, tôi ngỏ ý nhờ cô đổi giùm. Cô nhân viên sẵn lòng đổi và nói rõ: “đổi tiền lẻ là lỗ lắm, 1 đồng xu trị giá 1 euro chỉ được 10.000đ thôi, vì hầu như tất cả các tiệm thu đổi ngoại tệ chẳng ai thu vào loại này, vì không có khách nào đặt mua cả”.

Mỗi buổi mỗi người thu đổi chừng 2,5 tỉ

Theo lời cô gái của tiệm TH, cứ mỗi buổi giao hàng trong bốn tiếng, thì hai tiếng quay về giao lại tiền cho quầy với tổng số thu đổi chừng hơn 1 tỉ, bốn tiếng chừng 2,5 tỉ. Tám nhân viên thay nhau, người đi giao kẻ ở nhà kiểm đếm và làm sổ nhập.

Balô của cô gái có vẻ nhẹ hơn một chút, ngược lại chiếc balô đen mà chàng trai mang lại nặng thêm vì có hơn nửa tỉ đồng tiền Việt vừa nhận vào. Nghe hỏi có sợ không khi mang số tiền lớn vậy, cô cho biết, lúc đầu cũng lo, nhưng nay quen rồi, đeo balô loại xoàng choàng thêm bên ngoài chiếc áo khoác bằng thun loại rẻ tiền như công nhân, sinh viên hay xài nên chẳng ai biết. Cô cười: “nguỵ trang vậy là đủ”.

Tiện lợi đôi đường

Theo ông Nguyễn Hưng, người môi giới bất động sản từng nhiều lần mua USD thì: “các điểm mua bán ngoại tệ này không phân biệt khách lạ hay quen, cứ gọi điện là họ giao. Tuy nhiên họ thích giao hàng tại cửa hàng, công ty, quán cà phê. Những khách đề nghị giao tận nhà riêng, nhất là nhà trong khu chung cư hay khu xóm lao động thì họ chỉ mua bán số lượng hạn chế đề phòng rủi ro”.

Ông Hưng cũng như bà chủ shop thời trang thừa nhận tính tiện lợi của dịch vụ mua bán ngoại tệ tận nơi, giao hàng nhanh và giá cạnh tranh.

Do các nơi cung cấp dịch vụ này thường mua bán vàng, nên họ sẵn sàng nhận chuyển đổi từ ngoại tệ sang vàng hoặc ngược lại. Bà Trương, ngụ ở quận 5 vừa mua ngôi nhà trên đường Nguyễn Trãi kể: “Có sổ tiết kiệm ngoại tệ ở ngân hàng, nhưng chủ nhà đòi giao bằng vàng SJC, nên tôi điện thoại đến tiệm vàng KH ở quận 5. Họ cho nhân viên tới ngân hàng nhận tiền và giao vàng để chuyển khoản cho chủ nhà”. Ngoài lý do an toàn, bà Trương còn được lợi do giá mua cao hơn bên ngoài 10 đồng, còn giá bán vàng cũng rẻ hơn giá của ngân hàng. Bà nói: “Tính ra tôi được lợi một cây vàng”.

Theo lời một chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc trang sức ở quận 3, do nhà nước siết chặt các hoạt động kiểm soát mua bán ngoại tệ, nên hầu như tiệm nào cũng phải tuyển thêm nhân viên để có thể cung cấp dịch vụ mua bán tận nơi. Cứ trung bình hai giờ, các nhân viên này lại quay trở lại tiệm để đưa tiền Việt nhập sổ, và nhận ngoại tệ mang đi giao tiếp theo yêu cầu khách đặt hàng. Trong một số trường hợp khách cần gấp, chỉ có người chủ tiệm biết chắc nhân viên nào đang ở đâu, và còn bao nhiêu tiền, mới điều giao hàng ngay bằng điện thoại. Còn đa số, là tiền đã được bó sẵn từng cọc, từng loại theo đúng đơn hàng của khách.

Trước đây, nhân viên các điểm mua bán ngoại tệ thường là người nhà (con cháu, họ hàng) của chủ, nhưng do cạnh tranh dịch vụ hiện nay luôn cần giao liền, phải có nhiều người làm việc, nên một số tiệm không ngần ngại tuyển thêm người ngoài. Bà chủ kinh doanh vàng bảo: “Tuyển người lạ, trả lương 4 triệu/tháng, giao cho cầm hàng chục ngàn USD mỗi lần như thế, nên phải phòng rủi ro bằng cách thuê vệ sĩ đi kèm, theo dõi và bảo vệ nữa”.

Bích Thuỷ

*************

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail42.aspx?ColumnId=42&newsid=58413&fld=HTMG/2009/1020/58413

Tỷ giá USD/VND lập kỷ lục mới


Thứ Năm, 22/10/2009 - 11:09 AM


(Dân trí) - Sáng nay 22/10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục tăng thêm 2 VND so với hôm qua, lên 17.007 VND/1 USD, “kéo” tỷ giá ở các NHTM đạt kỷ lục mới: 17.857 VND/1 USD. Bên cạnh đó, giá USD tự do cũng “vọt” lên mức 18.380 VND.
Giá USD tự do đạt mức 18.380 VND.
Theo công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay là 17.007 VND/1 USD, tăng 2 VND so với hôm qua. Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại sau khi tăng trần so với quy định của NHNN cũng đạt kỷ lục mới từ trước tới nay với 1 USD = 17.857 VND (mua vào - bán ra).
Bên cạnh đó, giá USD tự do cũng được các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ tại Hà Nội tăng lên mức 18.360 VND (mua vào) - 18.380 VND (bán ra).
Tỷ giá USD/VND không ngừng tăng và xác lập các mốc kỷ lục mới. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho rằng, giá USD tăng so với VND là chuyện bình thường.
Vào ngày 26/12/2008, tỷ giá liên ngân hàng được điều chỉnh tăng 3%, đây là bước chuẩn bị cho năm 2009 được dự báo có nhiều biến động. Đến 24/3/2009, chúng ta điều chỉnh biên độ thêm 2%, lên 5%. Từ đầu năm, chúng ta cũng đã điều chỉnh tỷ giá, có lúc tăng 1 - 2 đồng/phiên và đến nay đã tăng thêm 0,16%.
Cũng theo vị đại diện này, Chính phủ không bao giờ phá giá đồng tiền và không cho phép làm điều đó. “Chúng ta phải hiểu, ổn định ở đây là theo một xu hướng, tức là không tuyên bố phá giá đồng tiền. Phá giá đồng tiền chỉ xảy ra khi nào chúng ta tăng giá USD quá 5% hay Chính phủ tuyên bố phá giá đồng tiền”.
An Hạ
*********************
source
http://dantri.com.vn/c76/s76-357599/ty-gia-usdvnd-lap-ky-luc-moi.htm

Monday 19 October 2009

Nhức đầu với đôla Mỹ



Ngày 19.10.2009 Giờ 13:52

SGTT - Cuối tuần qua tỷ giá USD/VND ngoài thị trường tự do tăng lên 18.340 – 18.360đ/USD. Doanh nghiệp rất khó khăn khi tìm mua USD, dù nguồn cung được ngân hàng Nhà nước cho biết là có cải thiện.
Trong một tháng nay, tỷ giá liên ngân hàng được ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng thêm 17đ/USD, ở mức 17.002đ/USD cuối tuần qua, tăng 2,87% so cùng kỳ năm ngoái.
Khó mua như USD
Tỷ giá liên ngân hàng cuối tuần qua đã tăng lên 17.002đ/USD, tăng 2,87% so cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Lê Quang Nhật
Không như những lần điều chỉnh biên độ hoặc tăng tỷ giá công bố trước đây, việc tăng tỷ giá này hầu như không tác động lớn đến tâm lý làm gia tăng mức độ giữ USD, và không có biến động giá lớn ở thị trường tự do. Mức giảm sàn tỷ giá thị trường tự do thời gian qua không quá 18.260đ/USD, luôn giữ chênh lệch cao hơn quanh 300đ so với tỷ giá niêm yết chính thức. Cuối tuần qua, giá mua bán trên thị trường tự do lại nhích lên 18.340 – 18.360đ/USD.
Tỷ giá vẫn chênh lệch khiến doanh nghiệp tìm mua USD vẫn không dễ thở hơn, dù ngân hàng Nhà nước cho biết gần tháng nay nhiều ngân hàng đã mua được ngoại tệ, thanh khoản có cải thiện. Ông Alain Cany, phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) kể trong cuộc hội thảo Khủng hoảng tài chính và vấn đề giám sát an toàn vĩ mô ngày 15.10, để có một triệu USD cho một dự án phải mất cả tuần, và giao dịch ở 7 – 10 ngân hàng khác nhau mới huy động đủ. Đó là chưa kể tới khảo sát của HSBC cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vẫn lo ngại về sự dao động của tỷ giá nhất.
Hãng xe Ford Việt Nam, trong bài Sự suy yếu kinh niên của đồng Việt Nam gây khó khăn cho doanh nghiệp trên tờ New York Times tuần qua cho biết đã có những ngày không tìm mua được đủ lượng USD cần. Michael Pease, tổng giám đốc Ford Việt Nam cho biết, lúc đó ông cân nhắc giữa việc linh hoạt chọn một đồng tiền thanh toán khác, hay quay lại nhà cung cấp và đơn giản nói rằng theo thư thông báo của ngân hàng, chúng tôi không thể chuyển tiền vào cái ngày đã cam kết.
Dù ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm và thanh tra việc bán ngoại tệ vượt giá trần, theo trưởng phòng phụ trách ngoại hối và vàng của một ngân hàng, hiện tượng doanh nghiệp chấp nhận mua USD với giá cao hơn giá niêm yết vẫn tồn tại, với giá chuyển khoản cuối tuần qua là 18.330 – 18.350đ/USD. Theo ông, nguồn cung USD là có, vấn đề là giá nào thì mới bán được. Ví dụ, một số cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán về nước phải mua với giá khá cao vì họ ít có chọn lựa.
Trong khi Ford có thể đang cân nhắc dùng một đồng tiền thanh toán khác, thì một nhà vận tải biển đa quốc gia tại Việt Nam cho biết, công ty ông quyết định chuyển 70 – 80% giao dịch thanh toán qua một công ty tại nước khác trong cùng hệ thống. Còn 20% còn lại, ông cho biết vì lượng USD này không lớn nên có thể mua được khá dễ với giá niêm yết chính thức ở ngân hàng, nhưng phải làm đơn và phải chờ năm đến bảy ngày.
Sức ép tăng giá tiền đồng?
Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, trong cuộc hội thảo ngày 15.10 trên đã nói, Việt Nam không thiếu USD nhưng tính thanh khoản kém.
Theo ADB, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm từ 23 tỉ USD từ cuối tháng 11.2008 xuống còn 17,3 tỉ USD vào cuối tháng 6.2009. Mức dự trữ này chỉ đủ cho khoảng ba tháng nhập khẩu và xu hướng suy giảm của nguồn tiền từ FDI, tiền gửi tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân, kiều hối được dự báo giảm 2 tỉ USD so với 8 tỉ USD năm ngoái...
ThS Lê Đạt Chí, trường đại học Kinh tế TP.HCM nhận xét, tình hình hiện nay của Việt Nam, nợ nước ngoài theo Standard & Poor’s khoảng 28,8% GDP, lạm phát có xu hướng tăng, thâm hụt cán cân vãng lai có thể lên 7 – 9% GDP (theo ADB và IMF), thì các biện pháp điều hành như nới hơn nữa biên độ tỷ giá… là không dễ đối với ngân hàng Nhà nước. Theo thông cáo mới nhất, ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thể hiện qua việc dần nâng tỷ giá trong một tháng qua.
Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán tiền đồng sẽ đi theo hướng giảm giá dần từ nay đến cuối năm, nhưng mức giảm cụ thể không chỉ phụ thuộc cung – cầu ngoại tệ trong nước mà còn ở sức mạnh của đồng USD sẽ giảm hay tăng.
Hồng Sương

________________

source

Monday 12 October 2009

Hạ truy tố nhiều bị can rút ruột tượng đài Điện Biên Phủ


Thứ Ba, 13/10/2009 - 9:32 AM


(Dân trí) - Có đến 8/10 bị can bị VKSND tối cao quyết định truy tố trên cơ sở đề nghị của CQĐT. Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu Nguyễn Hoàng Be và cán bộ giám sát Ban quản lý chuyên ngành Nguyễn Trung Kiên thoát án.
>> Miễn tội cho cựu Phó chủ tịch tỉnh Lai Châu
>> Đề nghị truy tố 10 bị can vụ “rút ruột” tượng đài Điện Biên Phủ
>> Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ bị “rút ruột” hơn 30%
Kết luận điều tra vụ án của CQĐT (Bộ Công an) đúng 1 năm trước đây đề nghị truy tố phó chủ tịch Nguyễn Hoàng Be về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, ông Be đã không kịp thời lãnh đạo việc tổ chức kiểm tra để phát hiện, xử lý các vi phạm trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài sản...
Tuy nhiên, qua giai đoạn truy tố, VKSND tối cao nhận định ông Be phạm tội với lỗi vô ý, nguyên nhân sai phạm có một phần vì "động cơ thành tích". Xét mức độ vi phạm cùng với nhiều thành tích, cống hiến trong thời gian công tác, Viện đã quyết định đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can.
Công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên đã phải đại tu ngay sau khi hoàn thành không lâu.
Bị can Nguyễn Trung Kiên cũng được miễn trách nhiệm hình sự với việc xét mức độ phạm tội tương tự.
Còn lại 8 bị can, VKSND tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố về các tội tham ô tài sản, đưa - nhận hối lộ, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong đó: Nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Điện Biên, Giám đốc BQLDA Điện Biên Phủ Lương Phượng Các cùng 2 cán bộ dưới quyền Lê Văn Viễn (nguyên Phó Giám đốc BQLDA), Trần Quốc Hưng (nguyên kế toán BQLDA) cùng bị truy tố tội cố ý làm trái, tham ô tài sản, nhận hối lộ. Cán bộ kỹ thuật BQLDA Nguyễn Văn Chính tội cố ý làm trái.
Nguyên Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương Võ Thị Hồng tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, đưa hối lộ. PGS - TS. Lê Huyên (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội), PGS - TS. Nguyễn Đức Sứng (nguyên Chủ nhiệm khoa Tạo dáng, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) tội tham ô tài sản.
Phó Giám đốc Công ty TNHH Đoàn Kết (đơn vị đúc tượng) Nguyễn Trọng Hạnh tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cáo trạng của VKSND tối cao xác định, công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ giai đoạn I được giao cho Công ty Mỹ thuật Trung ương đảm nhận. Vì không đủ năng lực thực hiện, đơn vị đã “bán cái” phần việc thi công đúc tượng đài (gói thầu số 3) cho Công ty TNHH Đoàn Kết, tỉnh Nam Định.
Theo bản hợp đồng trị giá 40 tỷ đồng đã ký giữa Giám đốc BQLDA Lương Phượng Các và Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương Võ Thị Hồng, tượng đài được đúc bằng đồng, dày 3cm, cao 12,6m.
Nguyên liệu đúc tượng đài là đồng nguyên chất, có tổng khối lượng đồng là 218.700 kg. Công ty Đoàn Kết của Nguyễn Trọng Hạnh nhận lại việc đúc tượng với giá chưa bằng một nửa: 18,5 tỷ đồng.
Cả phần tượng và bệ tượng đài trong quá trình thi công đã bị bớt xén vật tư, không đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, mỹ thuật. Công trình không lâu sau khi khánh thành đã xuống cấp nghiêm trọng, lún nứt, gỉ sét.
CQĐT kết luận, tượng đài đã bị “rút ruột”, thay vì đồng nguyên chất như phê duyệt dự án, 30% đồng phế liệu, kém phẩm chất đã được dùng để đúc tượng. Giám định của Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho thấy, lượng đồng bị thiếu hụt so với dự toán gần 100 tấn, trị giá gần 2,7 tỷ đồng.
Để hợp thức hoá chứng từ sau thi công, ông Các nhờ 2 vị Phó Giáo sư trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Lê Huyên và Nguyễn Đức Sứng ký khống hợp đồng tư vấn giám sát và nghiệm thu chi tiết phần mỹ thuật công trình, với tổng giá trị gần 250 triệu đồng. Số tiền sau đó được xác định chia cho ông Huyên 65 triệu đồng, ông Sứng gần 90 triệu đồng, ông Các 18 triệu đồng…
Ngồi ở ghế Giám đốc BQLDA, ông Các cũng “vòi” tiền để quan hệ, cảm ơn các cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên. Giám đốc Công ty Mỹ thuật Trung ương, bà Võ Thị Hồng đã dùng tiền cá nhân đi vay để “đưa hối lộ” cho ông Các 500 triệu đồng.
Cáo trạng vụ án sẽ nhanh chóng được chuyển sang toà để xét xử các bị cáo. Phiên toà sẽ diễn ra tại Điện Biên.
P. Thảo
***************************
source
http://dantri.com.vn/c20/s20-355710/ha-truy-to-nhieu-bi-can-rut-ruot-tuong-dai-dien-bien-phu.htm

Tính tiền sử dụng đất Phú Mỹ Hưng theo thời điểm ký hợp đồng



Sau cuộc họp khẩn tối 12/10 với các sở ngành, UBND TP HCM thống nhất chọn phương án thu tiền sử dụng đất hộ dân Phú Mỹ Hưng tại thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà, thay vì đợi đến 2-3 năm sau mới tính thuế.
> Dân Phú Mỹ Hưng sốc vì thuế đất cao/ Quyết không đóng tiền sử dụng đất

Trước làn sóng phản đối tiền sử dụng đất ngất ngưởng khi cấp giấy chủ quyền nhà của cư dân Phú Mỹ Hưng cùng với cầu cứu của doanh nghiệp, chiều tối 12/10, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thành Tài đã chủ trì cuộc họp với các sở ngành liên quan nhằm xử lý vướng mắc.

Để giải tỏa những bức xúc của người dân và doanh nghiệp, lãnh đạo thành phố đã thống nhất việc nộp tiền sử dụng đất sẽ căn cứ theo thời điểm ký hợp đồng mua nhà đất giữa khách hàng và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng. Cụ thể, đối với những trường hợp ký hợp đồng mua nhà vào năm 2009, tiền sử dụng đất sẽ tính theo bảng giá đất mới. Hợp đồng mua bán đã ký trước năm 2009 căn cứ theo khung giá đất hàng năm tại thời điểm ký kết để xác định khoản tiền sử dụng đất phải nộp.

Trước đây, ký hợp đồng mua nhà, khách hàng phải đợi đến 3 năm sau khi công trình hoàn thành mới được thông báo tiền sử dụng đất phải nộp. Khi đó khung giá đất đã tăng gấp nhiều lần, tiền sử dụng đất vì thế cũng đội lên rất cao, tạo áp lực tài chính cho người dân. Các sở ngành cho rằng, nếu tính tiền sử dụng đất tại thời điểm ký hợp đồng sẽ hợp lý hơn cách tính trước đây và giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho người dân. Hiện khu đô thị Phú Mỹ Hưng có khoảng 5.000 trường hợp chưa được cấp giấy chủ quyền trong số 10.000 trường hợp nhà đất đã bàn giao cho khách hàng.

Một góc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu Nam TP HCM. Ảnh: PMH.

Tuy nhiên, cuộc họp trên chỉ đưa ra giải pháp tình thế giảm nhẹ tiền sử dụng đất để hạ nhiệt cơn bức xúc của người dân và doanh nghiệp. Còn làn sóng phản đối Phú Mỹ Hưng đẩy trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất cho khách hàng vẫn chưa có hướng giải quyết thấu đáo. Bởi lẽ, theo quan điểm của cộng đồng dân cư khu đô thị này, họ quyết không nộp khoản tiền sử dụng đất và cho rằng đây là nghĩa vụ của chủ đầu tư với nhà nước.

Trao đổi với VnExpress.net, Trưởng Văn phòng luật sư An Phát Phạm, luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, để giải tận gốc bài toán này, doanh nghiệp và khách hàng không nên cứng nhắc lôi nhau ra tòa. "Mâu thuẫn này cần có sự can thiệp của lãnh đạo thành phố nhằm rà soát lại xem việc thu tiền sử dụng đất từ người mua căn hộ Phú Mỹ Hưng đã chuẩn hay chưa? Nếu không khung giá đất cứ tăng lên hàng năm thì người dân lại bức xúc là không ổn", ông Phất nói.

Luật sư phân tích, việc cơ quan thuế trực tiếp thu tiền sử dụng đất của người mua các căn hộ chung cư thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng là không đúng quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, những người mua căn hộ chung cư không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 198 do Chính phủ ban hành năm 2004 về thu tiền sử dụng đất. Nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất thuộc về chủ đầu tư căn hộ chung cư.

Theo quy định tại Điều 81 Nghị định 181, ban hành năm 2004, đất có dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán do tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài thực hiện, nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước số tiền chênh lệch giữa tiền sử dụng đất và tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước. Nếu là nhà chung cư thì số tiền chênh lệch phải nộp chậm nhất là tại thời điểm kết thúc dự án.

Tuy nhiên, hiện Điều 81 của Nghị định 181 đã bị bãi bỏ và thay thế bởi quy định tại Điều 32 Nghị định 84/2007 của Chính phủ.

Theo quy định mới, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài bán nhà ở thuộc dự án xây dựng, kinh doanh nhà ở thì người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Khách hàng được sử dụng đất ổn định lâu dài và không phải nộp khoản tiền chênh lệch giữa đất thuê và đất sử dụng ổn định lâu dài. Bởi lẽ, số tiền thuê đất nhà đầu tư nước ngoài phải nộp một lần để được sử dụng đất trong trường hợp này được tính bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp. Cách làm này tương tự như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở hoặc theo giá đất trúng đấu giá.

Như vậy, kể cả theo quy định của Nghị định 181 hay Nghị định 84 thì người mua căn hộ chung cư từ nhà đầu tư nước ngoài cũng không có nghĩa vụ phải nộp tiền sử dụng đất cho căn nhà của mình.

Luật sư Phất dẫn giải thêm, theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (khoản 2 Điều 35), nhà đầu tư nước ngoài phải trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán. Nếu cơ quan thuế thu tiền sử dụng đất của người mua nhà chung cư, thì có thể thấy một điều bất hợp lý là với cùng một thửa đất, nhà nước vừa thu tiền thuê đất của doanh nghiệp nước ngoài, vừa thu tiền sử dụng đất của chủ căn hộ.

Trong khi đó, một chuyên gia bất động sản nhận định, người dân Phú Mỹ Hưng góp tiền mua căn hộ đã tính cả chi phí xây hạ tầng và tiền thuê đất. Nay nhà nước thu tiền sử dụng đất từ người dân thì chẳng khác nào bắt họ trả tiền cho 3 mục đích: xây hạ tầng, thuê đất và sử dụng đất, là chưa thấu tình đạt lý.

Trên thực tế, tháng 5/1993, Công ty Phú Mỹ Hưng đã được cấp phép đầu tư xây dựng khu đô thị phía Nam thành phố. Đây là doanh nghiệp có vốn nước ngoài thí điểm xây dựng khu đô thị đầu tiên tại TP HCM, trước khi các văn bản pháp luật về vấn đề thu tiền sử dụng đất ra đời.

Chính vì vậy, việc dung hòa lợi ích giữa 3 chủ thể: cư dân, doanh nghiệp, Nhà nước cần được linh hoạt điều chỉnh bởi các quy định mới để không gây thiệt hại cho bên nào. Giới luật sư và các chuyên gia bất động sản hiến kế, nên xem xét lại khoản tiền thuê đất của Phú Mỹ Hưng trong 50 năm, sau đó tính chênh lệch với tiền sử dụng đất để truy thu theo quy định. Doanh nghiệp phải đóng tiền sử dụng đất bằng cách này hay cách khác, sau đó có thể nghiên cứu lại các khoản chi phí này để đưa vào giá thành căn hộ nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng đồng thời tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường địa ốc.

Vũ Lê

******************

source

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/10/3BA1479D/

Vinashin: tàu đóng mãi không xong


Thứ Ba, 13/10/2009, 07:49 (GMT+7)


TT - Nhiều dự án đóng tàu quan trọng, trong đó có kho nổi chứa dầu, giao cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) thi công đang chậm tiến độ, có nguyên nhân Vinashin khó khăn về tài chính.

Dù đã chậm đến 19 tháng nhưng tàu dầu Dung Quất 01 trọng tải 104.000 tấn do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất đóng vẫn chưa thể hạ thủy - Ảnh: M.Thu

Các báo cáo gần đây cho thấy Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) đang có nhiều công nợ, thậm chí nợ cả hải quan, khiến công ty con không thể nhập hàng về để sản xuất.

Đến nay, theo báo cáo của các công ty con, cả tập đoàn và một số công ty thành viên đang gặp khó khăn về tài chính. Các khó khăn này đã ảnh hưởng cả những dự án quan trọng được đặt hàng cho Vinashin.

Tháng 6-2009, một số công ty con đã công bố Vinashin thiếu nợ khoảng 150 tỉ đồng lâu không thanh toán khiến họ gặp khó khăn. Đáng lưu ý nhất là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu (Nasico) vừa báo cáo không thể nhập hàng do khó khăn tài chính của Vinashin.

Cụ thể, theo báo cáo của Ban quản lý dự án trọng điểm quốc gia chế tạo kho nổi chứa xuất dầu (FSO-5) cho Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) thuộc Nasico, tổng công nợ của Vinashin với riêng một hãng cung cấp thiết bị là Monobuoy đã lên đến 7 triệu USD nên ảnh hưởng tiến độ giao hàng của đối tác.

Nasico cho biết: “Hiện các hạng mục thiết bị do Monobuoy cung cấp phải khai báo hải quan theo mã số thuế của Vinashin, trong khi Vinashin đang nợ thuế quá hạn tổng số tiền trên 8 tỉ đồng. Nếu không giải tỏa được số thuế trên sẽ không thể làm thủ tục nhận hàng”.

Trong khi đó, không riêng gì dự án đóng FSO-5, một số dự án khác cũng bị chậm tiến độ do năng lực tài chính của Vinashin và các đơn vị thành viên. Với dự án đóng mới ba tàu chở dầu thô Aframax do Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất đóng theo hợp đồng của Công ty Vận tải dầu khí (PV Trans), tiến độ đã chậm tám tháng kể từ mốc cam kết bàn giao tàu thứ nhất vào tháng 2-2009.

Sau lễ hạ thủy rình rang vào tháng 1-2009, kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 hiện vẫn nằm tại Nasico - Ảnh: Q.Dũng

Thiệt hại dây chuyền

Theo báo cáo của Nasico, do Nasico/Vinashin khó khăn nên với dự án FSO-5, riêng số hàng đã tới cảng nhưng đến 31-8 vẫn chưa thể nhận về do thiếu nguồn thanh toán trên 586.400 euro với bốn hạng mục. 15 hạng mục thiết bị khác do khó khăn tài chính dẫn đến thanh toán chậm khiến giao hàng chậm, số tiền là 6,3 tỉ đồng.

Một số thiết bị quan trọng như xuồng cứu hộ, van tay và sơn quét tàu Nasico cho biết dù đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán khoảng 12 tỉ đồng, khiến các đối tác chưa cung cấp tài liệu hướng dẫn để triển khai thi công. 23 hạng mục khác đã về cảng nhưng chưa thể hoàn thiện thủ tục thông quan hoặc chưa thanh toán phí lưu kho khoảng 2,8 tỉ đồng cũng làm tiến độ dự án chậm lại.

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã có văn bản gửi PVN, trong đó khẳng định do Nasico/Vinashin chậm trễ trong thanh toán công nợ quá hạn nên Hãng Monobuoy thông báo một số nhà thầu có thể sẽ ngừng cung cấp hoặc hủy bỏ hợp đồng bán các thiết bị quan trọng cho Nasico/Vinashin.

Riêng PVN, theo một báo cáo gửi các bộ ngành, cho biết việc chậm trễ bàn giao FSO-5 của Vinashin đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của PVN khoảng 12.000 USD/ngày (tính trên đơn giá thuê tàu). Với 15 tháng chậm giao tàu để đưa vào sử dụng, PVN thiệt hại khoảng 50,4 triệu USD. Đó là chưa kể lãi vay ngân hàng của phần tiền đã trả theo hợp đồng là 120 tỉ đồng, phát sinh tăng giá hợp đồng gần 60 triệu USD, cộng với các chi phí khác.

Theo ông Phùng Đình Thực - tổng giám đốc PVN, đến nay tiến độ FSO-5 tiếp tục chậm. Lần bàn giao cuối cùng là tháng 7-2009 cũng đã được thay đổi. Dự kiến, theo ông Thực, phải đến tháng 3-2010 FSO-5 mới thi công xong.

Tăng vốn vẫn trễ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Ánh, phó tổng giám đốc Vinashin, từ chối trả lời và cho biết ông không có tư cách phát ngôn. Trong khi đó, trong văn bản gửi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, khi PVN khẳng định đã giải ngân cho Vinashin và đơn vị thành viên vượt quá giá trị hợp đồng đóng FSO-5 số tiền là 3,05 triệu USD thì Nasico cho biết vẫn còn cần tới 18,9 triệu USD mới có thể hoàn thành dự án.

FSO-5 là một dự án chế tạo kho chứa và sơ chế dầu ngay trên biển. Đây là kho nổi hiện đại có hình dáng con thuyền, được neo và hoạt động liên tục 10 năm trên biển, có thể chịu được bão với gió cấp 15.

Ban đầu, PVN và Vinashin ký hợp đồng đóng FSO-5 với giá khoảng 110 triệu USD, thấp hơn 50 triệu USD so với giá chào của các nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó dự án này đã phải điều chỉnh vốn lên trên 169,2 triệu USD. Song đến nay Nasico liên tục báo chậm tiến độ.

Theo Nasico, tính đến hết tháng 8-2009, nhiều khoản công nợ cho dự án đã đến hạn nhưng không có nguồn thanh toán. Nasico đã rà soát, ký bổ sung các thiết bị phụ nhưng “do khó khăn tài chính làm các hợp đồng ký kết chậm thanh toán, dẫn đến giao hàng chậm, ảnh hưởng tiến độ dự án”.

CẦM VĂN KÌNH

Tàu Dung Quất 01 trễ 19 tháng

Ngày 30-10-2006, tại Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Quảng Ngãi) thuộc Vinashin đã khởi công đóng mới tàu dầu có trọng tải 104.000 tấn mang tên “Dung Quất 01”.

Theo kế hoạch ban đầu, tháng 3-2008 hạ thủy tàu này, sau đó sẽ được hoàn thiện bàn giao. Tổng giá trị của con tàu khoảng 56 triệu USD (936 tỉ đồng). Tuy nhiên, so với kế hoạch ban đầu, việc thi công tàu vận tải dầu nói trên đến nay đã chậm đến 19 tháng nhưng vẫn chưa thể hạ thủy được.

Ông Đinh Tiến Dũng, phó tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất, cho biết: “Tiến độ thi công đóng tàu dầu thô “Dung Quất 01” vốn đã chậm nay tiếp tục chậm vì bão số 9. Cơn bão này đã gây thiệt hại nặng cho Nhà máy đóng tàu Dung Quất hơn 400 tỉ đồng.

Điều đáng lo nhất là tàu chở dầu trên sắp đến ngày hạ thủy vào cuối tháng 10 đành phải lùi tiến độ. Bão số 9 gây sóng biển dâng cao tràn vào ụ tàu số 1 với mực nước cao hơn 5m gây ngập toàn bộ thiết bị đã lắp ráp bên trong tàu và nhiều thiết bị phục vụ thi công tàu. Do vậy, cụm thiết bị máy chính lắp ráp bên trong tàu đành phải tháo ra để vệ sinh, rửa mặn, sấy thiết bị... Thiết bị nào bị hỏng thì phải thay mới hoàn toàn để đảm bảo chất lượng cho tàu.

Việc chậm tiến độ tàu Dung Quất 01 làm ba tàu đóng cho PV Trans cũng chậm theo.

MINH THU

****************************

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=342104&ChannelID=11