Thursday 30 June 2011

Biểu tình lại diễn ra ở Nội Mông Trung Quốc


TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ năm 30 Tháng Sáu 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 30 Tháng Sáu 2011
Biểu tình lại diễn ra ở Nội Mông Trung Quốc
Lực lượng an ninh, cảnh sát Trung Quốc phong tỏa đường phố để ngăn chận những người biểu tình ở Nội Mông, ngày 23/5/11.
Lực lượng an ninh, cảnh sát Trung Quốc phong tỏa đường phố để ngăn chận những người biểu tình ở Nội Mông, ngày 23/5/11.
Reuters
Thu Trang

Hôm nay, 30/06/2011, một nhóm đấu tranh bảo vệ quyền của người Mông Cổ cho biết, cảnh sát chống bạo động đã được đưa tới khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc để đối phó với các cuộc biểu tình diễn ra tại đây.

Trung tâm thông tin về nhân quyền tại phía nam Mông Cổ, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hoa Kỳ, khẳng định hôm thứ Sáu tuần trước, sinh viên và người chăn cừu Mông Cổ đã tuần hành tới khu vực có mỏ chì. Họ tố cáo việc khai thác chì đã thải chất độc làm ô nhiễm môi trường.

Cũng theo tổ chức này, một ngày sau khi cuộc biểu tình diễn ra, khoảng 50 cảnh sát đã đến đàn áp và bắt đi nhiều người tham gia. Hiện nay, không hề có thêm thông tin gì về số phận của những người bị bắt. Vụ việc này xảy ra hai tuần sau các cuộc biểu tình chống việc khai thác mỏ chì tại Bayannuur, ngay trên các cánh đồng chăn thả gia súc.

Hồi đầu tháng Sáu, Trung tâm thông tin về nhân quyền tại phía nam Mông Cổ cho biết, có it nhất 90 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình cũng tại khu vực này vào cuối tháng Năm. Vào thời điểm đó, các cuộc biểu tình đã nổ ra sau khi một người chăn cừu bị một xe tải chở than cán chết trong lúc nạn nhân cùng một số người khác tìm cách ngăn cản đoàn xe. Kẻ lái xe cán chết người đã bị kết án tử hình hồi tháng trước.

Người Mông Cổ, dân tộc thiểu số chỉ chiếm gần 20% dân số vùng tự trị, lo ngại người Hán xem nhẹ việc nuôi trồng của họ. Một số người cho rằng những biện pháp làm giảm diện tích chăn thả nhằm bảo vệ môi trường, thực ra là để cho người Hán nắm trong tay những nguồn khoáng sản ở khu vực tự trị Nội Mông.

Dường như lo lắng vì gây ra căng thẳng giữa các tộc người, tuần trước, chính quyền Bắc Kinh đã nhanh chóng thông báo tiến hành cải cách trong ngành công nghiệp khoáng sản ở khu vực này nhằm đáp ứng « nhu cầu chính đáng » của dân chúng.

source

RFI Vietnamese

Wednesday 22 June 2011

tình trạng tham nhũng bên trong Trung Quốc nghiêm trọng tới mức đe dọa sự ổn định kinh tế và chính trị của nước này


Cập nhật: 11:59 GMT - chủ nhật, 19 tháng 6, 2011

Quan chức Trung Quốc tham nhũng tràn lan

Một nghiên cứu mới công bố nói rằng lượng tiền tương đương 120 tỷ đô la đã bị các nhân viên Trung Quốc tuồn lậu ra nước ngoài.

Hàng ngàn quan chức tham nhũng trong chính phủ Trung Quốc đã đánh cắp hơn 120 tỷ đô la và bỏ trốn ra nước ngoài, chủ yếu là sang Mỹ, theo một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Khoảng từ 16.000 đến 18.000 cán bộ và nhân viên các công ty quốc doanh đã rời bỏ Trung Quốc, đem theo các khoản tiền trên trong thời gian từ giữa thập niên 1990 cho đến năm 2008.

Các quan chức đã sử dụng tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để chuyển lậu các khoản tiền, theo nghiên cứu được đăng trên trang mạng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hồi tuần này. Tuy nhiên, tin này sau đó đã bị gỡ bỏ.

Nội dung nghiên cứu nói các quan chức đem lậu khoảng 800 tỷ nhân dân tệ vào Mỹ, Úc, Canada và Hà Lan thông qua các tài khoản ngân hàng hoặc các khoản đầu tư ở nước ngoài, như bất động sản hay đồ sưu tập quý.

Số tiền bị đánh cắp được che đậy dưới các hình thức như giao dịch kinh doanh, rồi tuồn ra ngoài thông qua các công ty tư nhân được dựng lên để nhận tiền.

Nội dung nghiên cứu nói tình trạng tham nhũng bên trong Trung Quốc nghiêm trọng tới mức đe dọa sự ổn định kinh tế và chính trị của nước này.

source

BBC Vietnamese

Monday 13 June 2011

Trẻ em Trung Quốc nhiễm độc chì hàng loạt


Trẻ em Trung Quốc nhiễm độc chì hàng loạt

Hơn 600 người Trung Quốc, trong đó có 103 trẻ em, vừa được phát hiện có nhiễm chì trong máu từ mức cao tới mức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các nạn nhân làm việc tại những nhà máy chế biến thiếc tại thành phố Thiệu Hưng, phía đông tỉnh duyên hải Chiết Giang, China Daily đưa tin. Các kết quả kiểm tra cho thấy trong số hơn 600 người có 26 người lớn và 103 trẻ em bị nhiễm độc chì nghiêm trọng. Những trẻ em này bị nhiễm độc khi ở cùng người thân trong 25 xưởng sản xuất thiếc tại gia hiện đã bị ngừng hoạt động.

Một em bé
Một em bé cầm kết quả chẩn đoán tại một bệnh viện ở huyện Hoài Ninh, tỉnh An Huy, sau khi 28 trẻ em tại đây phải nhập viện vì nhiễm độc chì. Ảnh: AFP

Mức độ chì vượt quá giới hạn trong máu được coi là rất độc hại, đặc biệt là đối với trẻ em, vì nó có thể dẫn tới ức chế tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ. Với người lớn, việc nhiễm độc chì nghiêm trọng xảy ra nếu có 600 microgram chì trong mỗi lít máu. Với trẻ em, con số này chỉ là 250 microgram.

Ngoài số bị nặng, những người còn lại trong 600 nạn nhân bị nhiễm độc chì ở mức vừa với khoảng từ 400 tới 600 microgram chì trong một lít máu. Tất cả họ đều bị nhiễm độc sau khi phơi nhiễm tại các nhà máy. Chính quyền Thiệu Hưng và các cơ quan y tế tại địa phương này hiện chưa đưa ra bình luận nào về sự việc này.

Đây là vụ nhiễm độc mới nhất được phát hiện tại Trung Quốc, một lần nữa khiến người ta nhìn thấy mảng tối trong sự phát triển kinh tế của nước này. Công nghiệp hóa nhanh chóng trong vòng 30 năm qua tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến nguồn nước và không khí tại một số nơi của quốc gia này được đánh giá là bị ô nhiễm tồi tệ nhất trên hành tinh.

Trong tháng 5, giới chức tỉnh Chiết Trang đã bắt giam 74 người và đình chỉ hoạt động của hàng trăm nhà máy sau khi 172 người, trong đó có 53 trẻ em, bị đổ bệnh vì nhiễm chì. Tháng 10/2009, gần 1.000 trẻ em tại tỉnh miền trung Hà Nam cũng có kết quả dương tính với nhiễm độc chì. Các nhà máy luyện chì trong vùng được cho là nguyên nhân dẫn tới vụ việc trên.

Trung Quốc hiện chưa thông qua các tiêu chuẩn chính thức nhằm kiểm soát việc sử dụng chì trong chế biến thiếc.

Phan Lê

source

Thứ hai, 13/6/2011, 12:17 GMT+7
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/tre-em-trung-quoc-nhiem-doc-chi-hang-loat/

Sunday 12 June 2011

Dominique Strauss-Kahn, cựu Giám đốc IMF, ra tòa lần đầu và xác nhận ông vô tội


Cập nhật lúc: 6/7/2011 5:47:10 PM
Dominique Strauss-Kahn, cựu Giám đốc IMF, ra tòa lần đầu và xác nhận ông vô tội

Dominique Strauss-Kahn (giữa) và vợ trong buổi hầu tòa. Photo courtesy of Reuters

Xuất hiện trước phiên tòa đầu tiên để trả lời về cáo buộc toan cưỡng hiếp một bà bồi phòng của một khách sạn ở thành phố New York hôm Thứ Hai 6/6/2011 ông Dominique Strauss-Kahn nói ông vô tội.

Strauss-Kahn đứng giữa toán luật sự biện hộ nói ông không vướng tội nào trong lúc bà Anne Sinclair, vợ ông, ngồi phía dưới dự khán phiên tòa.

Chánh án Michael Orbus Tòa Thượng Thẩm yêu cầu Strauss-Kahn phải có mặt trong phiên tòa kế tiếp vào ngày 18 tháng 7.

Đây là phiên xử lần đầu tiên ông cựu Chủ Tịch Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế sau khi ông đã nộp 6 triệu đô la tiền tại ngoại và tiền bond trong tháng 5 vừa qua.

Hiện nay ông đang bị quản thúc tại gia trong một ngôi nhà mà tiền mướn lên đến 50,000 đô la mỗi tháng.

Có vài chục nhân viên khách sạn được xe bus chở đến tụ tập trước cửa tòa án. Họ đã kêu to những khẩu hiệu đả đảo khi ông Strauss-Kahn được xe chở đến tòa án.

Ông bị cáo buộc một số tội danh trong đó có tội lợi dụng tình dục bị xem là một tội hình sự. Mức án cao nhất lên đến 25 năm tù nếu ông bị phán có tội.

Truyền hình của Pháp đã chiếu hình ảnh này và người đưa tin nói tiếng Anh giọng Pháp lời phát biểu của bị cáo: “not guilty”.

Cả nước Pháp và thế giới đang theo dõi vụ này, đối với một người có thể trở thành tổng thống Cộng hòa Pháp vào năm tới, nếu không xảy xì căng đan này.

Bên phía công tố nói bằng cớ buộc tội ông đã có rất sớm sủa, đó là dấu vết DNA trên quần áo của nạn nhân đã khớp với DNA của ông. Nhưng luật sư bào chữa Benjamin Brafman dấu vết pháp y không ăn khớp với một vụ cưỡng dâm, một dấu hiệu cho thấy phía bào chữa dự định đưa ra bằng chứng cho vụ này có sự thỏa thuận giữa đôi bên, một điều mà nhiều người đã đoán trước.

source

TiVi Tuan San

Thursday 9 June 2011

Trung Quốc: Tự thiêu để phản đối


Cập nhật: 14:52 GMT - thứ năm, 9 tháng 6, 2011

Trung Quốc: Tự thiêu để phản đối

Hàng ngàn người TQ đang giành giật với chính quyền trong các vụ tranh chấp đất đai

Gương mặt đầy sẹo và biến dạng của bà Trương Thục Lan khiến ai nhìn thấy cũng bàng hoàng.

Đã có thời, bà là một phụ nữ mạnh khỏe và sung sức. Nhưng giờ đây, với mái tóc đã rụng và các đường nét trên khuôn mặt bị biến dạng, bà trông khác hoàn toàn so với trước.

Chỉ một hành động đã làm thay đổi người phụ nữ 64 tuổi này.

Khi những kẻ "đâm thuê chém mướn” tới để trục xuất bà khỏi nhà vào đầu năm nay, bà đã tẩm xăng lên mình và tự thiêu.

Giọng đầy nước mắt, bà Trương kể: “Tôi làm việc đó vì họ kéo sập nhà tôi mà không được phép của tôi. Tôi tự thiêu mình vì không muốn sống nữa - họ buộc tôi phải làm điều đó, tôi chẳng còn cơ hội nào”.

“Dân thường chẳng có quyền gì hết. Tôi uất ức quá”.

Bà vẫn đang tranh đấu đòi lại cái mà bà cho là quyền phải được bồi thường chính đáng cho ngôi nhà cũ của bà, giờ đã bị phá.

Bà Trương không phải trường hợp cá biệt. Hàng chục người khác trong quận của bà cũng đòi những điều tương tự - cũng như hàng ngàn người dân khác trên khắp Trung Quốc.

‘Đâm thuê chém mướn’

Bà Trương khi trước

Khó mà nhận ra được người trong ảnh chính là bà Trương ngày trước

Trong lúc đất nước ào ạt phát triển, chính phủ Trung Quốc không thể nào ngăn được hàng trăm vụ xung đột về quyền sử dụng đất đai.

Hội đồng nhà nước, cơ quan cao nhất của chính phủ Trung Quốc, gần đây ra chỉ thị ngăn ngừa việc phá hủy cưỡng chế như trường hợp nhà bà Trương.

Tuy nhiên, các vụ việc người dân hành động quá khích vì cho rằng họ đã bị đối xử bất công vẫn tiếp tục. Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc đang đương đầu với vấn đề lớn.

Bà Trương là một trong rất nhiều người dân từ chối chuyển vào khu nhà một tầng tồi tàn tại Thông Châu, là khu ngoại ô của Bắc Kinh, để mở đường cho việc tái phát triển.

Chính quyền địa phương có vẻ đặt nhiều hi vọng vào quận này, vốn có đường giao thông tốt nối với trung tâm Bắc Kinh.

Một số chuyên gia phát triển còn nói Thông Châu có thể trở thành “Manhattan của Trung Quốc”.

Trung tâm của khu ngoại ô này nay đã thay đổi, với nhiều cửa hiệu và nhà hàng đắt tiền. Các khu căn hộ mới mọc lên, và người ta phải dọn dẹp nhiều khu vực lớn cho các dự án trong tương lai.

Bán đất cho các công ty phát triển giúp cho các chính quyền địa phương ở TQ thu về hàng tỉ đôla mỗi năm - trung bình chiếm tới 30% ngân sách.

Nhưng tái phát triển cũng có nghĩa là người dân phải di dời, và một số không muốn như vậy.

Phá hủy cưỡng chế

Khiếu nại chính của tất cả những người từ chối rời khu Thượng Doanh, nơi bà Trương sống, đều giống nhau: họ cảm thấy họ được bồi thường quá ít, không đủ để mua nhà mới.

Một cư dân khác không muốn rời đi nhận xét: “Số tiền mà họ đề nghị thấp hơn nhiều, không bằng giá trị ngôi nhà”.

“Chúng tôi là những người dân lương thiện. Nếu nhà của chúng tôi đáng giá bao nhiêu thì họ phải trả chúng tôi ngần ấy chứ. Thế nhưng họ không làm vậy, đây là một sự cướp đoạt”.

Nhiều công ty phát triển muốn Thông Châu trở thành 'Manhattan của Trung Quốc'

Những người dân đã nổi cơn phẫn nộ, và hành động của bà Trương chứng tỏ điều này.

Khi đài BBC tới phỏng vấn, họ tụ tập và kể chuyện sôi nổi. Mang theo những tập hồ sơ quăn góc, một vài người trong số họ bật khóc.

Rất nhiều người viết khẩu hiệu lên tường nhà bày tỏ ý nguyện sẽ tiếp tục tranh đấu. Một khẩu hiệu nói: “Tranh đấu đến cùng!”.

Đa phần các ngôi nhà giờ đứng trơ trọi, vì những nhà xung quanh đã bị phá hủy. Người Trung Quốc gọi những ngôi nhà có chủ không chịu rời đi là “nhà đinh”.

Một số gia đình tìm cách đảm bảo rằng lúc nào cũng có người ở nhà để đề phòng trường hợp giới chức đến phá nhà của họ.

Vũ Gia Kỳ, từ phòng tuyên truyền Thông Châu, nói giới chức địa phương không làm gì sai trái.

Ông nói: “Quyết định phá nhà là do tòa án đưa ra, và cũng ra lệnh thực thi. Chính quyền không có vai trò lớn trong những trường hợp này.”

Điều này chỉ đúng một phần. Tài liệu của tòa án cho thấy các quan chức địa phương là những người quyết định tái phát triển - họ muốn những người dân này phải rời đi.

Cho dù bên nào đúng sai trong trường hợp này, chính quyền trung ương chắc chắn sẽ lo ngại về số vụ tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng.

Hội đồng nhà nước tháng trước nói tất cả các trường hợp cưỡng bức nên được thực hiện “một cách hài hòa, văn minh và hợp pháp”, với việc bồi thường công bằng cho những người phải di dời.

Họ muốn chấm dứt việc cưỡng chế phá hủy, cùng với những bạo lực đi kèm.

Thế nhưng cuộc giành giật đang tiếp diễn tại Thông Châu cho thấy mong muốn này còn lâu mới thực hiện được.

source

BBC Vietnamese

Wednesday 8 June 2011

Vụ xử tử gây chấn động Trung Quốc


Cập nhật: 11:10 GMT - thứ ba, 7 tháng 6, 2011

Vụ xử tử gây chấn động Trung Quốc

Ước Gia Hâm tại phiên tòa ở Tây An hồi tháng Ba

Ước Gia Hâm tại phiên tòa ở Tây An hồi tháng Ba

Trung Quốc xử tử một sinh viên trường nhạc hôm thứ Ba 7/6 vì tội dùng dao đâm chết một phụ nữ sau khi tông xe làm nạn nhân bị thương.

Vụ việc làm bùng lên tranh luận trên cả nước về “thế hệ con nhà giàu” tại Trung Quốc.

Truyền hình Trung Quốc cho biết sinh viên Ước Gia Hâm bị xử tử sau khi tòa thượng thẩm tại tỉnh Thiểm Tây bác đơn kháng cáo với bản án tử hình đưa ra hôm 22/4.

Tân Hoa xã thì nói vụ xử tử được Tòa án nhân dân Tối cao Trung Quốc chuẩn thuận, cho thấy bản chất “hết sức ghê tởm và bỉ ổi” của tội ác.

Ước Gia Hâm, 21 tuổi, bị buộc tội đã giết chết Trương Diệu, một phụ nữ đã có con, vào ngày 20/10 năm ngoái sau khi đâm ô tô vào cô trên đường phố tại thủ phủ Tây An của Thiểm Tây.

Cô Trương lúc đó đang đi xe đạp và chỉ bị thương nhẹ sau tai nạn. Tuy nhiên, thay vì xuống giúp đỡ người phụ nữ này, Ước Gia Hâm đã dùng dao đâm cô tám nhát khi thấy cô ghi lại biển số xe của Ước.

Ước Gia Hâm đang là sinh viên của Nhạc viện Tây An. Anh ta đã bỏ chạy sau khi gây án nhưng rồi bị bắt.

Theo một tường thuật của Tân Hoa xã, Ước thú nhận đã giết cô Trương, 26 tuổi vì lo sợ “sẽ khó xử lý với người phụ nữ nông dân này” về vụ tai nạn.

Vụ án đã làm chấn động Trung Quốc và kéo theo nhiều chỉ trích về cái gọi là “thế hệ nhà giàu thứ hai”.

Các trang mạng của Trung Quốc đã bàn nhiều về bản án cho vụ giết người không đáng xảy ra.

Họ cũng nói về thế hệ con một thứ nhì sinh ra trong những gia đình trung lưu hoặc tầng lớp trên ở Trung Quốc.

Đây là con cái của những người vốn phất lên trong thời kỳ mở cửa kinh tế tại Trung Quốc trong 30 năm qua - là giới trẻ bị coi là quen hưởng thụ và không ít khi thiếu đạo đức.

Vụ việc xảy ra sau khi từng có một vụ tai tiếng khác là trường hợp thanh niên 23 tuổi, Lý Khải Minh, bị kết án 6 năm tù vào tháng Giêng sau khi định lợi dụng chức vụ của bố là sĩ quan cảnh sát để chạy trốn khỏi một vụ say rượu đâm xe chết người.

Sau khi đâm xe vào hai phụ nữ ở đại học ở bắc Trung Quốc, giết chết một người, Lý kêu to “Cha tôi là Lý Cương”, và thách những người đứng đó dám bắt anh ta.

Về Ước Gia Hâm thì tin cho biết gia đình sinh viên này không phải là giàu sang hay có thế lực, nhưng cả bố mẹ anh ta làm cho các công ty trong ngành quốc phòng Trung Quốc, vốn phát triển mạnh trong những năm gần đây khi nước này nhanh chóng hiện đại hóa quân đội.

source

BBC Vietnamese