Tuesday 15 June 2010

Qua cầu Bình Triệu như... cá ngáp dưới rạch Thị Nghè


Thứ Ba, 15/06/2010, 17:12 (GMT+7)


TTO - Kẹt xe kéo dài. Người đi đường chỉ còn biết ngẩng mặt lên trời để thở, các em bé như... những con cá ngáp ngáp dưới rạch Thị Nghè. Bức xúc, căng thẳng vì đường tắc nghẽn.

>> Ngày đầu cấm xe qua cầu Bình Triệu 1 (TP.HCM): Kẹt xe nhiều giờ
>> Vẫn kẹt xe kéo dài tại cầu Bình Triệu

Cảnh kẹt xe trên cầu Bình Triệu (Ảnh chụp 17 giờ chiều ngày 14-6, Quận Bình Thạnh, TP.HCM ) - Ảnh : Hoàng Thạch Vân

Chiều hôm qua, ngồi trên ôtô bị kẹt xe ở cầu Bình Triệu, tôi đã nghe tin qua sóng FM một em bé bị chết hết sức thương tâm vì tiếng còi hơi. Mẹ em đã mất thăng bằng để em ngã ra đường và chính chiếc xe của kẻ bấm còi đó đã cán chết em.

Buồn vô cùng, đây đã là tiếng còi cuối cùng thổi vào lương tâm của tất cả chúng ta chưa? Đây cũng là lỗi do ngành chức năng không nghiêm túc thực thi đúng pháp luật giao thông là cấm còi hơi trong thành phố để cho người dân vô tội chết thảm thương hàng ngày.

Sáng nay, tôi không đi ôtô mà đi xe ôm qua cầu Bình Triệu, nhà tôi cách cầu 1,5 km mà tôi đi từ 6g45 đến 8g30 mới lên tới giữa cầu.

Kẹt xe tiếp tục kéo dài, mọi người chỉ còn biết ngẩng mặt lên trời để thở; những người già mồ hôi nhễ nhại; có em bé đi xe cùng cha mẹ mệt mỏi như... những con cá ngáp ngáp dưới rạch Thị Nghè, chỉ biết kêu trời, bức xúc, căng thẳng, thậm chí nhiều người lên tới giữa cầu đứng chửi…

Thanh niên chúng tôi mà dưới cái nắng, khói bụi và tiếng ồn không thể tả nổi của sự hỗn loạn cũng như muốn nổi điên lên.

Xin mời các vị quản lý cây cầu, ngành cầu đường, goao thông đi thử từ cầu Ông Dầu (tôi gọi là cầu Bình Ngàn vì tới cầu Bình Triệu có 1 km mà như còn 999 km).

Qua cầu Bình Triệu sẽ thấy những việc cần làm ngay.

Một năm hơn 13.000 người chết vì tai nạn giao thông, và biết bao nhiêu trẻ em, học sinh chết đuối. Đất nước đang hòa bình mà dân mình chết còn nhiều hơn cuộc chiến tranh ở Trung Đông và ở Afganistan.

ĐẶNG QUỐC TOẢN

source

http://tuoitre.vn/Ban-doc/Ban-doc-gui-bai-viet/384404/Qua-cau-Binh-Trieu-nhu-ca-ngap-duoi-rach-Thi-Nghe.html

Tuesday 8 June 2010

Bệnh viện đa khoa Bình Thuận: Một công trình lớn mang tư duy... nhỏ


Bệnh viện đa khoa Bình Thuận: Một công trình lớn mang tư duy... nhỏ

Hôm 1-7-2005, tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ khánh thành công trình bệnh viện đa khoa rất rầm rộ, có sự tham dự của đại diện nhiều ngành thuộc Trung ương và các tỉnh thành bạn.

Bệnh viện đa khoa Bình Thuận

Ban tổ chức tuyên bố đây là công trình trọng điểm của tỉnh, được xây dựng khang trang, chất lượng, đưa vào sử dụng sẽ góp phần chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. Tuy nhiên, ngay thời điểm đó, phía sau khán đài buổi lễ, phóng viên Báo Công an TPHCM đã đi tìm sự thật của công trình hoành tráng này và phát hiện hàng loạt hạng mục, thiết bị được lắp đặt, xây dựng sai sót, bất hợp lý!

NÓNG NHƯ LÒ LỬA VÀ QUÁ DƯ THỪA MÁY NƯỚC NÓNG, LAVABO
Bệnh viện đa khoa Bình Thuận với số vốn đầu tư gần 80 tỉ đồng được xây dựng sau bảy năm thai nghén đã được nghiệm thu kỹ thuật và đưa vào sử dụng từ ngày 12-6-2005. Ngay từ ngày đầu tiên, tập thể y bác sĩ của bệnh viện đã phát hiện ra những điều khó chấp nhận của công trình này.

Nóng - đó là điều khủng khiếp nhất mà các y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân đang hứng chịu. Vì bệnh viện xây theo hướng tây - tây bắc và đông - đông nam nên từ sáng đến chiều các phòng khám, phòng bệnh nhân, phòng hồi sức đều phải thay nhau hứng chịu sự thiêu đốt của mặt trời. Vì nắng như thế nên các y bác sĩ phải linh động bằng cách cho bệnh nhân buổi sáng nằm bên này thì buổi chiều chuyển sang bên kia phòng bệnh để tránh nắng! Toàn bộ cửa sổ, cửa chính các phòng của bệnh viện đều được gắn một loại kính trong suốt như nhau nên ở tất cả các khoa đều bị nắng chiếu thẳng vào.

Tại khoa Nhi, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến những em bé nằm trên giường bệnh mà cha mẹ phải dùng giấy báo, chăn mền che nắng... Cả khoa không có phòng nào được trang bị máy lạnh, cửa kính trong suốt không che được nắng nên mặc dù có những chiếc quạt trên trần nhưng phòng không khác gì một cái lò nung! Tại khoa Sản cũng tương tự, toàn bộ các phòng bệnh đều không có máy lạnh, không có thiết bị che nắng nên buổi sáng các sản phụ nằm bên này, buổi chiều lại chuyển sang bên kia để tránh nắng. Bác sĩ Hồ Thị Như Ái - Phó trưởng khoa - bức xúc: “Phòng sinh của chúng tôi mà không có máy lạnh, làm sao vô trùng được? Phòng thì chật, chỉ khoảng 10 người đứng vào là khó xoay trở được, cửa vào lại hẹp... Chúng tôi không biết khi xảy ra sự cố thì ai chịu trách nhiệm?”. Ở khoa Xét nghiệm, tình trạng cũng bi đát không kém: toàn bộ các phòng đều không có máy lạnh, thậm chí chẳng có quạt điện. Ông Nguyễn Văn Đông - Trưởng khoa - lắc đầu: “Cả ba phòng chuyên môn của chúng tôi gồm phòng vi sinh, sinh hóa và huyết học - truyền máu đều không có thiết bị lạnh trong khi để đảm bảo chất lượng, nhiệt độ tại các phòng này chỉ từ 22-28 độ C. Nắng thế này thì chúng tôi biết làm gì hơn?”. Chúng tôi vào phòng vi sinh, đúng là khó tưởng tượng nổi căn phòng rộng mênh mông không quạt, không máy lạnh, nắng buổi chiều chiếu thẳng vào làm cả phòng nóng kinh khủng. Một nhân viên ngồi trực ở đây trên tay phải cầm quạt để giải nhiệt. Đi quanh phòng vài phút mà mồ hôi nhèm nhụa cả người. Tệ hơn là ở ba phòng này, trần nhà còn bị thấm nước. Mỗi khi phòng mổ phía trên dọn vệ sinh sau ca mổ là phòng dưới lãnh hết!

Tình trạng nắng nóng diễn ra hầu như ở tất cả các khoa của bệnh viện. Hiện đang xảy ra cảnh tượng rất tức cười, nhất là các phòng từ lầu một đến lầu bốn, các y bác sĩ, bệnh nhân, thân nhân người bệnh ai cũng tự lấy giấy báo dán lên cửa kính, dùng vải, chăn màn hoặc bất cứ thứ gì có thể để che nắng cho chỗ mình nằm, ngồi. Có lẽ đây là tính chất “hiện đại” thể hiện “trí tuệ cao” của nhà thiết kế!

Sự “kỳ lạ” nhất của bệnh viện mới này mà các y bác sĩ bàn tán khá sôi nổi là việc thiết kế bệnh viện đã cho quá nhiều lavabo (kệ nước). Hầu như tất cả các phòng đều được trang bị, xây dựng bệ nước và gắn lavabo như kiểu nhà bếp gia đình. Thậm chí phòng làm việc của các trưởng phó khoa, lavabo cũng được lắp rất nhiều. Bác sĩ Lê Văn Nhật - Trưởng khoa khám - chỉ vào cái bệ nước có gắn lavabo trong phòng làm việc của ông, nói: “Tôi không biết phòng nào cũng xây cái này để làm gì, chỉ khiến cho phòng thêm chật chội. Mà phòng nào cũng được “ưu tiên” gắn thế này hết!”. Đi một vòng, chúng tôi được chứng kiến hệ thống lavabo của bệnh viện này rất “hùng hậu”, như tại ba phòng của khoa Xét nghiệm có đến 52 bộ lavabo, chắc ít có công trình xây dựng nào trên cả nước ta “sánh” được! Có những phòng chừng 10 - 20m2 mà có đến bốn, năm cái lavabo trong lúc bên cạnh các phòng này còn có nhà vệ sinh.

Cùng với lavabo là hệ thống máy nước nóng Ariston cũng được gắn quá nhiều, như trong ba phòng của khoa Xét nghiệm thì phòng vi sinh có đến sáu cái máy treo lơ lửng trên tường và “trùm mền” vì có ai xài đâu! Một phần đang là mùa nóng, phần khác là số máy này các y bác sĩ không dám đụng vào vì theo họ thì các vòi nước gắn rất sơ sài. Có trường hợp tại khoa Ngoại tổng quát chiếc máy nặng 30 - 40kg bị rớt, rất may không ai bị thương. Trưởng khoa xét nghiệm Nguyễn Văn Đông thắc mắc: “Mấy cái máy này gắn đầy các phòng làm việc cho chật chỗ chứ để làm gì đâu; trong khi cái chúng tôi cần là quạt và máy điều hòa nhiệt độ thì không có. Thật khôi hài!”. Tại nhiều phòng của tất cả các khoa đều bị “quá tải” lavabo và máy nước nóng. Thậm chí ở khoa Sản, Ban chủ nhiệm khoa còn phải làm đơn xin trả bớt mấy cái máy nước nóng “trùm mền” vì chật chỗ và nguy hiểm. Không biết đơn vị thiết kế trang bị các thứ này với mục đích “lập kỷ lục chuyện lạ Việt Nam” hay để làm gì vì ngay cả Giám đốc bệnh viện Nguyễn Văn Bê cũng chào thua: “Hệ thống máy nước nóng quá nhiều, phù hợp với... xứ lạnh hơn! Hiện chúng tôi cho ngắt hết. Đây là do đơn vị thiết kế, chúng tôi không yêu cầu”.

PHÒNG CHỤP X-QUANG: QUÁ NGUY HIỂM!
Các phòng chụp X-quang, chụp Citi tại khoa Chẩn đoán hình ảnh đưa vào sử dụng mà không được cơ quan chức năng nào kiểm định. Nguyên tắc của tất cả các phòng chụp này: khi xây dựng xong phải được cơ quan chuyên trách vật lý hạt nhân quốc gia đến kiểm định, đo bức xạ tại xung quanh phòng chụp và các bức tường của phòng có tấm chì đảm bảo che được bức xạ mới cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Thế nhưng, các phòng chụp của bệnh viện này thì được “ưu tiên” bỏ qua khâu cần và đủ ấy để đưa các phòng chụp vào sử dụng. Và hiện trạng đang xảy ra ở khoa này rất đáng lưu tâm. Các bác sĩ của khoa đã dẫn chúng

Lan can quá thấp
tôi đi xem tất cả các phòng chụp, phòng nào cũng có những sai sót (chưa nói đến độ nguy hiểm của bức xạ thế nào). Tại phòng chụp Citi, các bác sĩ chỉ cho chúng tôi cánh cửa khi đóng lại vẫn bị hở khoảng 7cm nên khi sử dụng, tia bức xạ có thể phát ra ngoài hành lang bệnh viện. Cánh cửa này là dạng cửa kéo chạy trên thanh ray nhưng nó khá nặng, các bác sĩ phải kéo bằng tay rất vất vả mỗi khi đóng, mở. Ngoài ra, cửa phòng này bị hở, hơi lạnh thoát ra ngoài nên nhiệt độ trong phòng không bảo đảm, có thể dẫn đến máy chụp bị hỏng mà cái máy này có giá khoảng... 1.000 lượng vàng! Một bất hợp lý nữa: phòng chụp nằm ngay dưới hệ thống máy lạnh trung tâm, mỗi lần máy lạnh khởi động tạo ra tiếng ồn trong phòng này rất khó chịu. Tại phòng chụp X-quang tăng sáng truyền hình có một cánh cửa mới đưa vào sử dụng đã bị hỏng. Khi đóng, mở cửa, các bác sĩ phải giữ cánh cửa này cho khéo, không thì nó trật khỏi thanh ray bên dưới và đổ sầm xuống. Bác sĩ Lê Văn Ngọc - Trưởng khoa - cho biết đã có lần cánh cửa này suýt đè gãy chân một bệnh nhân. Gọi là cửa nhưng không bao giờ được đóng kín vì phía dưới là đường dây điện chạy lòng thòng qua. Bác sĩ Ngọc cho biết lý do: “Vì đơn vị thi công riêng, đơn vị lắp đặt máy riêng nên bây giờ mới có tình trạng này”. Ông cũng cho biết, việc thiết kế các phòng chụp nằm cách nhau, phòng tối cũng nằm riêng là không hợp lý vì khi chụp phim xong phải xách phim chạy ra ngoài, đi một đoạn mới đến phòng tối tráng phim. Đáng ra chúng phải nằm cạnh nhau. Phòng tối đạt tiêu chuẩn thì phải cần hai cửa, trong khi phòng tối của bệnh viện hiện chỉ có một cửa. Sự bất hợp lý, nguy hiểm nữa là phòng chụp này lẽ ra phải nằm ở tầng trệt để đảm bảo an toàn thì tại bệnh viện này lại được “ưu tiên” nằm ở lầu một. Tất cả những sai sót chết người ấy đã được bỏ qua và độ nguy hiểm của nó đến mức nào thì không ai biết được!

HỆ THỐNG CẤP OXY: CHỈ LÀM KIỂNG
Bệnh viện quy mô, hệ thống khí oxy cũng được xây dựng rất quy mô với phòng chứa khí, đường ống dẫn khí đi khắp bệnh viện và kinh phí mấy trăm triệu đồng nhưng khi bệnh viện hoạt động thì hệ thống này bị “điếc”! Đi khắp các phòng điều trị, phẫu thuật, chúng tôi thấy các đầu nối của đường dẫn oxy hầu như vẫn còn nguyên vẹn, chưa bóc niêm và bệnh nhân nào cần thở oxy thì phải sử dụng bình oxy rời đặt ngay trong phòng. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hệ thống dẫn oxy đang có vấn đề. Hệ thống đầu cắm của ống dẫn không phù hợp với loại đầu cắm lấy oxy của các phương tiện tại bệnh viện nên không thể sử dụng được, muốn sử dụng thì phải thay. Hiện mới có một số nơi cấp bách được thay, còn thiếu hơn 200 đầu cắm chưa trang bị.

Ngoài ra, quan sát trong các phòng, chúng tôi nhận thấy hệ thống đường ống oxy vào các phòng đều luồn dưới các ống tuýp bóng đèn néon. Kiểu thiết kế “lạ” này rất nguy hiểm, bị chập điện thì điều gì sẽ xảy ra?

Nói đến sự thiết kế không hợp lý, ở bệnh viện này còn vô số hạng mục công trình; cụ thể là toàn bộ cửa chính, cửa sổ (trừ khoa Tâm thần) đều không có song cửa. Tòa nhà cao, bề thế khi mở cửa trống trải từ trong ra ngoài như thế thật đáng ngại! Một bác sĩ tại khoa Sản cho biết: “Lỡ có bệnh nhân nào trong lúc cùng quẫn muốn nhảy xuống thì đố ai cản được!”. Việc cửa không có song còn không đảm bảo an ninh trật tự, kể cả phòng làm việc của cán bộ, nhân viên bệnh viện. Một bệnh viện đa khoa với hàng ngàn người có mặt mà cửa nẻo lại như thế thì không thể chấp nhận được!

Đề tài về cánh cửa cũng được các y bác sĩ ngạc nhiên bàn tán từ ngày chuyển về bệnh viện mới. Phòng bệnh, phòng khám, phòng phẫu thuật cho đến phòng trực, phòng họp... đều là kính trong suốt, người ở bên trong làm gì, cử động thế nào, bên ngoài đều nhìn thấy. Cán bộ, nhân viên bệnh viện có muốn nghỉ trưa thì phải dùng giấy báo che lại, trông rất bầy hầy!

Chưa hết, cửa kính ở đây được lắp đặt không phù hợp, do toàn bộ cửa chính đều gắn kính từ trên xuống đến nền nhà, như thế sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân vì lỡ đụng hay ngã vào là kính sẽ vỡ. Mới đây, một cánh cửa tại khoa Sản đã bị vỡ kính do có người vô tình đụng chân vào. Đáng ra trong bệnh viện, các cánh cửa lớn, đoạn từ dưới nền nhà lên khoảng 1m phải làm bằng gỗ hoặc nhôm.

Một nghịch lý nữa, gạch men được lát rất nhiều tại các bệ nước trong phòng như chúng tôi phản ánh ở trên trong khi tại các phòng bệnh, phòng tiểu phẫu thì tường chỉ quét sơn nước chứ không lát gạch. Như tại khoa Sản, không có phòng nào được lát gạch, các bác sĩ cho biết việc chăm sóc bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với máu, tường quét sơn không thể đảm bảo vệ sinh.

Việc thiết kế còn nguy hiểm ở hạng mục bờ lan can của bệnh viện quá thấp trong khi nền nhà lại lát gạch rất trơn, mỗi lần mưa ướt lênh láng càng trơn hơn, rất nguy hiểm cho mọi người. Còn hàng loạt thiếu sót như nhà vệ sinh thường xuyên bị tắc nghẽn và chật chội, hệ thống nhà vệ sinh công cộng cho toàn bệnh viện không có đã biến hàng loạt nhà vệ sinh trong phòng bệnh, phòng khám trở nên quá tải; hệ thống xử lý rác thải của bệnh viện cũng rất lạ kỳ, sau mỗi buổi làm việc, nhân viên bệnh viện thu gom rác tại các phòng rồi xách xuống đất đưa ra điểm tập kết; thiết bị vệ sinh không phù hợp, các bàn cầu rất nhỏ... Còn nữa, có những công tắc đèn được thiết kế cho hơn 20 bóng đèn, gây lãng phí; các ổ khóa, công tắc kém chất lượng, dù mới đưa vào sử dụng nhưng đã bị hỏng quá nhiều; hệ thống ống nước cũng bị rò rỉ....

Còn vô số điều bất hợp lý nữa mà chúng tôi không thể đề cập hết trong phạm vi bài báo này. Đã nhiều năm trời Bệnh viện Bình Thuận xuống cấp, bị ngập lụt, Nhà nước đã phải bỏ ra số tiền rất lớn để xây dựng bệnh viện mới nhằm phục vụ người dân tốt hơn, thế nhưng vì sao lại xảy ra tình trạng như trên? Tại sao phải đưa bệnh viện vào sử dụng, khánh thành vội vã trong khi công trình vẫn ngổn ngang những điều bất hợp lý, vừa sử dụng vừa chỉnh sửa như vậy? Ai là người phải chịu trách nhiệm, ai là người đã “phát minh” ra những điều lạ lùng trong khi thiết kế bệnh viện và những người có trách nhiệm đã có phản ứng như thế nào, chúng tôi sẽ đề cập trong số báo tới.
TRUNG SƠN - LÊ BÌNH


Binh Thuan's Hospital: A great carrying Thinking ... small

On 1-7-2005, Binh Thuan province celebrated the inauguration of the hospital so frantic, with participation of representatives of many sectors under the Central Government and provinces you.
Hospital in Binh Thuan

The organizers claim this is the province's key projects, built a spacious, quality, and put to use will contribute to the health care of people better. However, the right time, behind the podium ceremony, HCM City Police newspaper reporters went looking for the truth of this monumental work and discovered a series of items, equipment installation and construction errors , unreasonable!

HOT AND fireplace excess water heaters, lavabo
Binh Thuan's Hospital with an investment of nearly 80 billion dong was built seven years after pregnancy had been checked and engineering put to use on 12-6-2005. Right from the first day, groups of hospital doctors discovered what's hard to accept this work.

Hot - that's the most terrible thing that doctors, medical staff and patients suffer. Because the hospital building west - northwest and east - southeast so from morning to afternoon clinics, patient rooms, recovery rooms are exposed to each other instead of the burning sun. As the sun so doctors should be flexibility by allowing the patient this morning is on the afternoon to prevent the other party to avoid the sun! All windows, doors of hospital rooms are fitted with a glass during the same in all departments should all be straight into sun.

In pediatrics, we have witnessed the baby's lying, but parents must take notice, blankets, sun ... Both the department does not have any room equipped with air conditioning, window glass should not cover the sun, although there are ceiling fans but no different room a kiln! At the same scientific production, all the rooms are not air-conditioned diseases, no device so the morning sun is the maternal side, the evening moved to side to avoid sun exposure. Doctor Ho Thi Nhu Ai - Deputy Dean - urgent: "Our living room without air conditioning, how to be sterile? The crowded room, only about 10 people standing on a hard turn to be, back door into the narrow ... We do not know when incidents occur, who is responsible? ". In scientific tests, the situation is no less dramatic: all the rooms have no air conditioning, not even have electric fans. Mr. Nguyen Van Dong - Dean - shook his head: "All three of our specialized divisions, including room microbiology, biochemistry and hematology - blood transfusion equipment were not as cold in order to ensure quality, the temperature at This room is only from 22-28 degrees C. This sun, we know what to do more? ". We're in room micro, that is difficult to imagine vast room, no fans, no air conditioning, projector straight into the sunny afternoon as the hot room terrible. A direct staff to sit here on the right hand fan for cooling. Walk around the room a few minutes but both plastic sweat unnecessarily. Worse, in three rooms, the ceiling may also be waterproof. Whenever the operating room on cleaning up after surgery is less consular office before!

Bad heat occurs in virtually all departments of the hospital. We happen very funny scenes, especially a room from floor to floor four, doctors, patients, relatives of patients who also took home a notice pasted on the glass, using fabrics, blankets or whatever it can to cover the sun for their seats are, sitting. Perhaps this is the nature of "modern" show "high intellect" of the designer!

The "exotic" of the new hospital where doctors are discussing quite vibrant design has too many hospital lavabo (including water). Almost all rooms are equipped, the building pad and associated lavabo as family-style kitchen. Even the office of deputy department head, lavabo also fitted a lot. Dr. Le Van Nhat - Dean examination - just add water to the base lavabo in his office, said: "I do not know how well built this room to do anything, just makes more room cramped. That room was always "priority" attached to this end ". Go round, we are witnessing lavabo of the hospital system is very "powerful", as in three rooms of the Department is to test the lavabo 52, is less sure that construction work on both our country's "constant "is! There are about 10 rooms - 20m2, which is four, in the lavabo in the room was next to the toilet there.

Along with a lavabo Ariston water heater system is also attached too much, as in three rooms of the science test room has six micro-machine and hanging on the wall "blanket cover" because someone spent all! One part is the hot season, the other part of this machine is the doctors do not dare to touch them, because the faucets add very basic. There are cases in general surgical machine weighs 30 - 40kg to be dropped, fortunately no one was injured. Dean Nguyen Van Dong test questions: "What this machine recently worked for the crowded room to do anything but first place, while what we need is a computer fan and Air Conditioning does not. Ridiculous! ". In many rooms of all courses were "overloaded" lavabo and water heaters. Even in scientific production, the dean must also apply to the pay down some water heater "blanket cover" because the tight and dangerous places. Unknown armed units designed for the purpose of this second "strange record in Vietnam" or to do anything because even the hospital director Nguyen Van Be is also offered for losing: "The system is too much hot water, suitable ... Made cooler! We are to break out. This is by design unit, we do not ask. "

ROOM X-ray: too dangerous!
The X-ray room, shoot at the Department of Diagnostic Citi images put to use without any body function testing. The principle of taking all this room, when completed must be specialized agency of nuclear physics to national testing, measuring radiation in and around the room shooting the wall of the room is guaranteed cover sheet lead the new radiation certification standards. However, the capture of this hospital room was the "priority" skip stages necessary and sufficient to bring the room was taken into use. And the current situation is happening in science is worth attention. The doctors of science has led us
Railing is too low
I go shooting all the rooms, no room has its flaws (not to mention the danger of any radiation). At Citi taking office, the doctor only when we closed the door still open about 7cm should use, radiation can emit a hospital hallway. This door is a door pull to run on rails but it is quite severe, doctors must take a hard hand when closed, open. In addition, the door was open, cold air should flow out of the room temperature does not guarantee, the camera can lead to damage that this machine cost about ... 1000 gold! An unreasonable anymore: Room shot just below the central air conditioning systems, cold boot each machine generated noise in this room very uncomfortable. X-ray room light up television a door and put to use was broken. When closed, open, doctors must keep this door for smart, do not order it from beneath the rails and slammed down pour. Dr. Le Van Ngoc - Dean - said once the door is almost a foot to cause the patient. Call the shop but was never closed because the bottom is the power lines running through the heart. Doctor Ngoc said the reason: "Because of the construction company private, personal computer unit installation should now have a new situation." He also said that the design of the room is taken apart, its own dark room is also located not reasonable because when shooting movies to portable movie done run out, go to a dark room coated with the new movie. They must be worth a side by side. Dark room, they need a standard two-door, while the dark room of the hospital is only one door. The irrational and dangerous is that this should have taken rooms located on ground floor to ensure the safety in this hospital are "priority" is located in a floor. All fatal errors that were ignored and dangerous it is to what extent no one knows!

OXY SUPPLY SYSTEM: ONLY DO Mirror
Hospital size, oxygen systems are also built with room-scale gas, gas pipeline around the hospital and several hundred million funding for hospital operations, but when the system was "deaf" ! Walk around the room treatment, surgery, we found the path of oxygen connector is mostly intact, sealed and not skinned patients who need oxygen, they must use oxygen left immediately placed in the room. Our research, we know oxygen is navigation system problem. The system's plug does not fit pipe connector types by means of oxygen at the hospital should not be used, they must want to use instead. We have a new place is rather urgent, missing less than 200 plug fitted.

In addition, observers in the room, we found oxygen system pipes in the rooms are always under the neon light tubes. The design "weird" this is very dangerous, being electrical, what will happen?

Speaking to the rational design, in this hospital numerous works, namely the entire door, window (except psychiatry) but have no doors. Tall buildings, the opening surface emptiness inside out like so ominous! A doctor at the Department of Production, said: "Missed in patients who are distraught at the quiz who wants to jump down the block to be!". The door is still there but no guarantee of security and order, including office staff, hospital staff. A hospital with thousands of people present that as the anchor is thus not acceptable!

Theses on the door of the doctors were surprised about the talk of moving on the new hospital. Prevention, clinics, operating rooms to live rooms, meeting rooms ... are glass, do the inside, how to move, could see outside. Officials and hospital staff want to lunch, they must use the paper cover, in seven or so!

And yet, the glass was installed here does not match, the entire glass doors are mounted from the top down to the floor, thus causing danger to patients because of missed or touched down on the glass will break. Recently, a door at the Department of Manufacturing and broke the glass is accidentally touched by the foot. Worth in the hospital, the large door, from under the floor to about 1 meter to a wooden or aluminum.

Paradoxically again, paving tiles are a lot of water in the pedestal in the room as we reflect on the disease while in the room, surgery room, the primary wall, not just paint the brick. As in scientific production, which was not tiled room, the doctors caring for patients frequently exposed to blood, can not paint walls hygiene.

The design also dangerous coast in the category of hospital handrail is too low while back tiled floor very slippery, wet rain every command more slippery than smooth, very dangerous for everyone. But a series of failings as restroom frequently congested and cramped, toilet system for all public hospitals have not turned a series of toilets in patient rooms, surgery becomes overloaded; Us Treatment of hospital waste is also very, very strange, after each meeting, the hospital staff in the collection room and portable ground point to make; sanitary inappropriate, the toilet very small ... Also, there are light switches are designed for more than 20 bulbs, causing waste, locks, switches low quality, though put into use but have been corrupted too much; plumbing also leak ....

But very few things more irrational that we can not fully addressed within this paper. The hospital has many years of Binh Thuan degradation, flooding, the State had to spend huge amounts to build a new hospital to serve people better, but why the situation occurred as the ? Why hospitals must take into use, was inaugurated during the work rush is disordered across the irrational, just use just edit it? Who is responsible, who had "invented" the strange things while designing a hospital and who is responsible reacted how we will address the issue to .


TRUNG SON - LE BINH
source
http://www.ykhoanet.com/xahoi/chuyentrongnha/ctn009.htm

Saturday 5 June 2010

Thanh tra ‘toàn diện’ Vinashin


Cập nhật: 07:04 GMT - thứ bảy, 5 tháng 6, 2010


Một sản phẩm của Vinashin

Từng được coi là tập đoàn công nghiệp chủ lực, Vinashin hiện đang thiếu vốn.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin sẽ làm việc với thanh tra Chính phủ trong những ngày tới đây, báo trong nước đưa tin.

Các lĩnh vực được để ý bao gồm “hiệu quả của việc mua sắm thiết bị ở Vinashin, xem xét tình hình tài chính của tập đoàn, kể cả các khoản vay nợ.”

Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho báo điện từ VnEconomy hay “sẽ thanh tra Vinashin toàn diện về quản lý, sản xuất và kinh doanh, trong đó chủ yếu là phần đầu tư xây dựng vốn.”

Năm ngoái Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện đợt kiểm tra tập đoàn công nghiệp dùng vốn chính phủ hàng đầu tại Việt Nam.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng nợ các tổ chức tín dụng của Vinashin là 19.885 tỷ đồng.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, tổng nợ quá hạn tính đến hết năm 2008 của Vinashin là 3.812 tỷ đồng, chiếm 19,17% dư nợ của tập đoàn và chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn kinh tế nhà nước.

Lẽ ra việc thanh tra Vinashin đã được tiến hành từ 2009. Do suy thoái kinh tế, và theo “chỉ đạo” của chính phủ, việc thanh tra tạm dừng, VnEconomy trích lời ông Tổng thanh tra.

“Hiện vẫn có hai luồng thông tin khác nhau về hiệu quả kinh doanh của Vinashin.

“Có ý kiến cho rằng hiệu quả đầu tư của tập đoàn này là thấp, thậm chí có ý kiến cảnh báo việc kinh doanh của tập đoàn này là có thể mất vốn,” ông Truyền nói trong cuộc trao đổi được gọi là “thẳng thắn” với tờ báo xuất bản từ Hà Nội.

“Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Vinashin với vai trò là tập đoàn 'đứng đầu sóng ngọn gió' cũng đã mang lại nhiều thành quả cho nền kinh tế."

Quan tâm

Tháng 11 năm ngoái lãnh đạo Vinashin ra tuyên bố báo chí giải trình trách nhiệm đối với bốn vấn đề dư luận quan tâm. Đó là việc đóng tàu dầu 105.000 tấn, kho nổi chứa dầu FSO5 chậm; việc thiếu vốn hoạt động; việc không trả được nợ cho bên B tại Khu kinh tế Hải Hà. Và việc đầu tư tàu biển Hoa Sen chạy tuyến Bắc – Nam.

Báo trong nước viết nhiều bài về các khoản vay nợ lớn, từ tiền đồng cho đến ngoại tệ, mà Vinashin đang gánh.

Trong bài viết tháng 10 năm ngoái về tình trạng lần khất trong chuyện trả nợ của Vinashin, báo Tuổi Trẻ miêu tả cảnh người dân kéo đến trụ sở của tập đoàn để đòi nợ.

“Suốt mấy tháng qua, trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thường xuyên có những người đến nằng nặc xin gặp lãnh đạo tập đoàn này để... đòi nợ.

“Nhiều chủ nợ khác có công văn lên tận Thủ tướng để nhờ can thiệp. Có chủ doanh nghiệp phá sản vì Vinashin không trả nợ.”

Vinashin là tập đoàn kinh tế nhà nước được chính phủ ưu đãi về vốn.

750 triệu USD thu về trong đợt phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên được dành cho Vinashin.

Cạnh đó Vinashin được chính phủ bật đèn xanh cho vay 650 triệu USD từ Credit Suisse, ngân hàng Thụy Sĩ chi nhánh Hong Kong.

Trong hai năm 2007-2008, theo báo Tuổi Trẻ, “ít nhất trên 20.000 tỉ đồng đã được chuyển đến tay Vinashin.”

Tuy nhiên tập đoàn vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn. Và rơi vào cảnh khó khăn về tài chính. Ông Lê Lộc, Giám đốc Đầu tư của Vinashin muốn chính phủ rót thêm tiền. Gần đây ông nói: “Nếu được giúp đỡ nữa chắc chắn chúng tôi sẽ vượt qua khó khăn.”

Ý kiến trong nước cho rằng do đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính như các dự án resort, dự án thép điện, trung tâm triển lãm, Vinashin rơi vào cảnh thiếu vốn.

Thậm chí có thể bị mất vốn
source
BBC Vietnamese

Wednesday 2 June 2010

Chung cư Eden sẽ thành 'điểm nóng'?


Cập nhật: 05:37 GMT - thứ tư, 2 tháng 6, 2010
Cà phê Givral

Tòa nhà Eden và cà phê Givral nổi tiếng từ thời cuộc chiến Việt Nam

Ngày 09/06 tới chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với 11 hộ dân ở mặt tiền và tầng trệt chung cư Eden nổi tiếng từ thời cuộc chiến Việt Nam.

Song song, chính quyền quận 1 cũng sẽ cưỡng chế di dời với 21 hộ dân tại chung cư 1 Bis 1 kép Nguyễn Đình Chiểu.

Cho tới nay, mới chỉ có 5/11 hộ tại khu nhà Eden và 16/21 hộ dân tại chung cư 1 bis 1 kép Nguyễn Đình Chiểu đã ký biên bản tự nguyện di dời.

Trong 11 hộ ở chung cư Eden, có 5 hộ ở trên đường Nguyễn Huệ, 3 hộ trên đường Lê Thánh Tôn, 3 hộ trên đường Đồng Khởi và 2 hộ trên đường Lê Lợi.

Việc cưỡng chế giải phóng mặt bằng đang có nguy cơ biến khu vực chính giữa trung tâm thành phố trở thành "điểm nóng".

Được biết nhiều người dân sinh sống ở đây vẫn không thỏa mãn với phương án đền bù của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Vincom.

Hai yêu sách của các hộ dân ở đây là: trực tiếp thỏa thuận với Công ty Vincom và giá đất ở để tính bồi thường là 310 triệu đồng/m2, đều bị bác vì "không đủ cơ sở pháp lý".

Có tin người dân ở chung cư Eden đã tự động lắp đặt hệ thống chuông để báo cho nhau biết khi cơ quan chức năng vào tòa nhà để có phản ứng tập thể.

Chính quyền đã đưa giải pháp cho họ nhận tiền để tự lo nơi ở mới hoặc nhận tiền để mua nhà tái định cư theo nguyên tắc một căn nhà phải giải tỏa được mua một căn hộ tái định cư theo giá bán do UBND quận 1 phê duyệt, nhưng nhiều người cho rằng với giá giải tỏa trên dưới 40 triệu/m2 khó có thể mua được nơi ở khác.

Gây tranh cãi

Việc giải tỏa cho dự án nằm ở vị trí được gọi là "tứ giác vàng Eden" ngay chính giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh diễn ra rất chậm chạp cho dù kế hoạch đầu tư xây mới khu vực này đã được thông qua từ năm 2007.

Việc phát triển dự án tứ giác Eden đã gây nhiều tranh cãi.

Từ tháng 8/2007, Công ty Cổ phần Vincom đã được giao giấy phép đầu tư vào dự án xây dựng "Cụm trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn và căn hộ cho thuê quy mô lớn nhất và hiện đại nhất ở TP HCM".

Với tổng vốn dự kiến 300 triệu đôla, dự án theo kế hoạch sẽ khởi công vào đầu năm 2008 và đưa vào sử dụng sau ba năm.

Tuy nhiên, tiến độ công trình không được như ý muốn của nhà đầu tư.

Công trình tại 66-68-70 Lê Thánh Tôn (khu đất thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM) và khu tứ giác Eden, ở Quận 1, được nói đã giao cho Vincom "không qua đấu thầu".

Khu Eden dự kiến sẽ được xây với 8 tầng nổi phía đường Nguyễn Huệ, 12 tầng nổi phía đường Đồng Khởi và 7 tầng hầm.

Tổng diện tích phải đền bù ở khu tứ giác Eden là trên 8.800 m2, dự kiến tổng số tiền đền bù khoảng 1.500 tỷ đồng.

source

BBC Vietnamese