Monday 7 October 2013

Chính phủ đóng cửa: Chưa đáng sợ! Cái đáng sợ chính là quốc hội không nâng nợ trần quốc gia








Cập nhật: 02/10/2013 19:58

Chính phủ đóng cửa: Chưa đáng sợ! Cái đáng sợ chính là quốc hội không nâng nợ trần quốc gia

Ông Dan Greenhaus, giám đốc chiến lược toàn cầu của BTIG đã gửi một thông báo đến những khách hàng của mình vào sáng hôm nay rằng: Có khả năng cuộc chiến trong chính phủ sẽ gây nên một cuộc chiến về nợ trần.
Cali Today News - Thị trường chứng khoán đang có một sự lay động nhẹ bởi ảnh hưởng của tuyên bố Chính phủ đóng cửa. Nhưng nếu Quốc hội dời thời hạn của vấn đề nâng trần nợ liên bang lên đến hai tuần, thì mọi chuyện sẽ trở nên đáng sợ hơn nhiều, thậm chí có thể làm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính như năm 2008.
Vấn đề được đặt ra là: Việc chính phủ đóng cửa để tìm tiếng nói chung về ngân sách liên bang và luật chăm sóc sức khoẻ mới sẽ có thể là một vết cắn nhỏ trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng chuyện chính phủ đóng cửa kết hợp với việc hoãn nâng cao nợ trần sẽ tạo ra một tình trạng báo động đối với những nhà đầu tư trên toàn thế giới, những người đang cho chính phủ Hoa Kỳ vay hàng nghìn tỷ USD.
 
Ông Dan Greenhaus, giám đốc chiến lược toàn cầu của BTIG đã gửi một thông báo đến những khách hàng của mình vào sáng hôm nay rằng: Có khả năng cuộc chiến trong chính phủ sẽ gây nên một cuộc chiến về nợ trần.
 
Ông nói: “Chúng tôi đã từng nói rằng chúng tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng về tình hình của thị trường, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nỗi lo lắng sẽ nhường chỗ cho sự sợ hãi”.
 
Bạn không cần phải đào bới trong lịch sử để định nghĩa từ “sợ” trong thị trường tài chính: Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, chỉ số Down Jones trung bình lảo đảo lên xuống hàng trăm điểm chỉ trong vài phút ngắn ngủi. Nó đã rớt gần 5.000 điểm do sự sụp đổ của Lehman Brothers  và rơi xuống đáy thị trường sáu tháng sau đó”.
 
Hiện nay vẫn chưa có gì xấu xảy ra, nhưng những nhà đầu tư đã bắt đầu cảm nhận được điều gì đó cho tương lai của họ.
 
Vào ngày hôm nay, thứ Tư, chỉ số Dow giảm 58 điểm, nó đã giảm khoảng 146 điểm trước đó. Một báo cáo về độ tăng trưởng của việc làm đã cho thấy rằng mức tăng thấp hơn những gì mà chúng ta đã dự kiến, điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế vẫn còn yếu hơn so với những gì các nhà phân tích thị trường tin tưởng.
Việc chính phủ đóng cửa đã làm cho khoảng 800,000 nhân viên liên bang ở nhà không lương. Nó cũng đã làm cho những người Mỹ khác, ngay cả những người có công việc không bị ảnh hưởng, cũng lo lắng về nền kinh tế.
  
Ông Obama nói với CNBC hôm thứ Tư rằng ông “bực tức” vì việc đóng cửa và cảnh báo Wall Street rằng đất nước đang “lâm nguy”.
 
Hai tuần trước, ngày 18 tháng 09, chỉ số Dow đã đạt mức cao khi đóng cửa 15,676. Nhưng khi xuất hiện những lo ngại về việc đóng cửa và lợi nhuận của công ty, chỉ số Dow đã rơi xuống còn 15,133. Tỉ lệ là 3.5%, thấp hơn những gì đã xảy ra khi Chính phủ liên bang đóng cửa tổng cộng 4 tuần liên tiếp hồi năm 1995 và 1996. 
 
Mối lo lắng sẽ thật sự kéo đến vào cuối tháng này, khi mà Chính phủ cạn kiệt khả năng để vay tiền bằng cách bán trái phiếu và tín phiếu kho bạc Mỹ đến các nhà đầu tư trên thế giới.
 
Để có thể tiếp tục vay nợ và thanh toán các hoá đơn, Quốc Hội buộc phải tăng mức giới hạn của nợ liên bang. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã bắt đầu mày mò các giải pháp tài chính để mua thêm một ít thời gian. Nhưng Bộ trưởng Bộ Tài Chính Jack Lew đã cảnh báo rằng Chính phủ sẽ đưa ra quyết định chính thức vào ngày 17 tháng Mười tới đây.
 
Điều này nghe có vẻ quen thuộc. 
 
Các cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poor (S&P) đã từng hạ xếp hạng của trái phiếu chính phủ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử chuyện này xảy ra với nước Mỹ. S&P đã cảnh báo trong tuần này rằng những cuộc chiến chính trị chính là lý do mà Hoa Kỳ đã không bao giờ phục hồi được mức xếp hạng tín dụng hạng cao, Hoa Kỳ đã đánh mất thứ hạng này hai năm trước đây. 
 
Nếu thời hạn 17/10 qua đi mà không có một thoả thuận nào về trần nợ được nâng lên, thì S&P cảnh báo rằng có thể nước Mỹ sẽ bị xem là vỡ nợ, không có khả năng trả nợ (default).
 
Hugh Johnson, giám đốc đầu tư của Hugh Johnson Advisors, một công ty quản lý tài chính ở Albany, New York, cảnh báo rằng việc xuống hạng của Mỹ có thể làm cho thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái bị đảo lộn.
 
Và nếu việc Mỹ bị xuống hạng làm cho các nhà đầu tư trên thế giới bán đổ bán tháo trái phiếu của Mỹ, lãi suất có thể sẽ tăng đột biến.
 
Trong cuộc khủng hoảng tài chính 2011, chuyện ngược lại đã xảy ra: Lãi suất giảm do các nhà đầu tư xác định rằng vẫn không có chỗ nào an toàn hơn trên thế giới để gửi tiền của họ vào hơn là đầu tư vào trái phiếu Mỹ. 
 
Erskine Bowles, người từng là chánh văn phòng Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Clinton, nói với CNBC hôm thứ Tư rằng việc các khoản nợ đụng mức trần nợ sẽ thực sự rất tồi tệ, sẽ đe doạ đến vị trí “đồng tiền dự trữ của thế giới” của đồng USD. Ông cho rằng việc chính phủ đóng cửa không có gì là xấu, điều xấu thực sự chính là việc đụng mức trần nợ.
 
Ông Johnson nói với đài NBC News rằng: những người đầu tư chứng khoán nên thư giãn, đừng mua bán giao động hàng ngày trên thị trường, đó chưa bao giờ là một chiến lược dài hạn tốt. Hãy giữ một cái nhìn tổng quát trên nền kinh tế. Hãy cố gắng bình tĩnh và hãy hành động có lý trí, trong khi những người ở Washington không thể làm điều đó.
 
Linh Nguyễn
source
Calitoday