Friday 23 December 2011

Khủng khiếp: bắt 52 người tái chế dầu ăn từ nước cống ở Trung Quốc


Cập nhật lúc: 12/20/2011 10:50:48 PM
Khủng khiếp: bắt 52 người tái chế dầu ăn từ nước cống ở Trung Quốc

Số dầu ăn từ nước ống cống chuẩn bị tái chế

Ngày 20-12 Công an Trung Quốc đã bắt giữ 52 người bị cáo buộc sản xuất và bán dầu ăn tái chế từ… nước cống. Tất cả những người bị bắt đều ở tỉnh Giang Tây, theo tin của Tân Hoa xã.

Công an tỉnh Giang Tây cho biết, từ năm 2010 hơn 2.000 tấn “dầu bẩn” đã được một công ty tái chế dầu ở huyện Nanchang sản xuất.

“Quy trình sản xuất” được thực hiện như sau:

công ty nạo vét cống sau các nhà hàng, lọc lấy dầu đã qua sử dụng. Phần lớn số dầu này được một công ty chế biến thực phẩm ở Quảng Đông thu mua và tinh chế. Dầu “tinh chế” sau đó được bán cho các công ty bán sỉ ở khu vực và được phân phối ra các chợ và nhà hàng sau khi đã được pha trộn với dầu ăn chất lượng cao và dán nhãn của các nhãn hàng đã được đăng ký.

Liên quan tới sự việc, Tân Hoa xã cho biết công an đã thu giữ tổng cộng 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1.58 triệu Mỹ kim) và đang mở rộng điều tra.

source

TiVi Tuan San

Friday 9 December 2011

Xử phúc thẩm ACB đòi nợ ông Hà Dũng


Thứ Sáu, 09/12/2011, 21:32 (GMT+7)


* Ông Hà Dũng đang bị tòa cấm xuất cảnh

TTO - Chiều 9-12, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử lại vụ kiện đòi nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) với Công ty cổ phần hàng không Đông Dương Indochina Airlines, do ông Hà Hùng Dũng (nhạc sĩ Hà Dũng) làm tổng giám đốc vì có đơn kháng cáo của ACB.

>> Vụ kiện đòi nợ Indochina Airlines: Đương sự đề nghị dời ngày xử
>> Rút giấy phép Hãng hàng không Đông Dương
>> Nhạc sĩ Hà Dũng phải trả nợ 1,3 triệu USD

Ông Hà Dũng - Ảnh tư liệu

Phần kháng cáo này có liên quan đến nội dung bản án tuyên về trách nhiệm bảo lãnh nợ cho Hãng hàng không Đông Dương của bà Phùng Trịnh Thị Vinh (chủ sở hữu căn nhà 80/10 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM), còn nội dung về khoản tiền nợ 1,3 triệu USD của công ty với ngân hàng không có kháng cáo.

Trình bày tại tòa, đại diện ACB cho rằng bà Phùng Trịnh Thị Vinh đã ký hợp đồng tín dụng cam kết đưa căn nhà 80/10 Bà Huyện Thanh Quan vào bảo lãnh mở tín dụng thư cho Công ty Đông Dương.

Sau đó bà Vinh không đến cơ quan công chứng để tiếp tục ký hợp đồng, khiến bản án sơ thẩm đã tuyên hợp đồng bảo lãnh này là vô hiệu. Tuy nhiên, bản án nhận định việc không công chứng hợp đồng là do lỗi hai bên nên ACB đã kháng cáo cho rằng chỉ do lỗi của bà Vinh.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện của Công ty Đông Dương không có ý kiến gì về phán quyết của tòa án, chấp nhận khoản nợ hơn 1,3 triệu USD này mà tòa án đã tuyên. Lý do công ty không trả được nợ ngân hàng vì đang gặp khó khăn về tài chính.

Tại bản án sơ thẩm trước đó, TAND TP.HCM đã tuyên chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng ACB, buộc Công ty Đông Dương phải thanh toán cho ACB số tiền hơn 1,3 triệu USD. Khoản tiền này bao gồm nợ gốc (1,19 triệu USD) và lãi tính đến ngày 27-7-2011.

Sau khi bà Vinh không đồng ý ra công chứng ký hợp đồng bảo lãnh, cá nhân ông Hà Hùng Dũng có ký chứng thư bảo lãnh việc trả nợ thay cho công ty nên bản án sơ thẩm đã tuyên buộc cá nhân ông Dũng phải có nghĩa vụ trả khoản nợ này nếu Công ty Đông Dương không còn tài sản.

Ông Hà Hùng Dũng cũng đang bị tòa án dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cấm xuất cảnh.

Tòa tuyên bố nghị án để xem xét kháng cáo của Ngân hàng ACB, ngày 13-12 sẽ tuyên án.

C.MAI

source

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/468643/Xu-phuc-tham-ACB-doi-no-ong-Ha-Dung.html

Tuesday 6 December 2011

Chủ đầu tư Keangnam trần tình về mức phí khủng

Xuất hiện hiếm hoi trước mặt báo giới, chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam cho biết, Keangnam Vina đang gửi đơn đến cơ quan công an và đại sứ quán tố cáo chuyện ban quản lý tòa nhà bị nhốt trong 6 tiếng.
>Bị cắt dịch vụ, dân Keangnam phát loa phản đối

Chiều 6/12, ông Ha Jong Suk, Chủ tịch công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina trao đổi với báo giới xung quanh mức phí dịch vụ đang gây xôn xao dư luận

- Vì sao chủ đầu tư lại đưa ra mức phí lên đến 17.130 đồng mỗi m2, một con số cao nhất trong các chung cư cao cấp hiện nay?

- Keangnam Landmark Tower được bàn giao từ 20/3, đến nay đã có 780 hộ chuyển vào sinh sống, hiện chỉ có 320 trường hợp không đóng phí. Từ tháng 3 đến tháng 7 năm nay, chúng tôi miễn phí cho cư dân và đến tháng 8, các hộ dân mới bắt đầu đóng phí dịch vụ với mức 17.130 đồng mỗi m2. Từ tháng 8 đến tháng 10, chúng tôi mới chỉ thu được mức phí chưa đến 300.000 USD, trong khi đó, thực tế chi phí sử dụng lên đến 800.000 đôla. Như vậy, chúng tôi bị lỗ không nhỏ.

Phí quản lý sẽ không có bậc thang cố định nào. Dự án có quy mô, trang thiết bị khác nhau thì phí sẽ khác nhau. Bãi đỗ xe, khu công cộng, các tầng của tòa nhà rất hiện đại, tất cả có hệ thống camera để bảo đảm an ninh. Đơn vị quản lý cũng là doanh nghiệp Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm nên mức phí sẽ cao hơn.

Ảnh: Hoàng Lan
Ông Ha Jong Suk, Chủ tịch công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina. Ảnh: Hoàng Lan

- Phía cư dân cho rằng, chủ đầu tư đang vi phạm quyền sở hữu chung riêng và áp sai khung giá trần của thành phố, ông giải thích thế nào về điều này?

- Hợp đồng ghi rõ thang máy thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư nên nó là diện tích riêng của chúng tôi. Phí quản lý được thu theo quý, 3 tháng một lần. Đến tháng 9, UBND thành phố HN mới ra công văn 4520 quy định rõ về hạng mục công việc rõ ràng và đối với tùy chung cư, chủ đầu tư có thể thỏa thuận để đưa ra mức phí phù hợp.

Quan điểm của chúng tôi là không bao giờ ép người dân phải đóng ở mức phí 17.130 đồng như hiện nay. Nếu không đồng ý vận hành với mức phí này thì cư dân có thể đổi sang công ty mới, nhưng trước mắt trong quá trình chuyển giao, cư dân phải đóng phí

- Ngoài hạn chế quyền sử dụng thang máy của những hộ chưa đóng phí, cư dân phản ánh có trường hợp đã đóng tiền điện đầy đủ vẫn bị cắt, vì sao vậy thưa ông?

- Những trường hợp chưa đóng phí dịch vụ, sẽ bị hạn chế sử dụng thẻ từ thang máy. Ở một vài chung cư, sau 1-3 hôm là đã cắt điện cắt nước. Nhưng chúng tôi chỉ làm với những hộ sau 3 tháng trở lên không đóng phí. Thực chất chỉ có 8 trường hợp bị cắt điện cắt nước và 320 trường hợp bị hạn chế quyền sử dụng thang máy. Còn trường hợp đóng tiền mà vẫn bị cắt có thể do nhân viên cắt nhầm.

Ảnh: Hoàng Lan
Chủ đầu tư tố cư dân đã nhốt ban quản lý trong 6 tiếng đồng hồ, chỉ đến khi cơ quan công an vào cuộc, ban quản lý mới được tự do. Tuy nhiên, đại diện cư dân đã bác thông tin này.Ảnh: Hoàng Lan.

- Cư dân muốn chủ đầu tư thu phí 4.000 đồng và cung ứng các dịch vụ đúng như quy định của Hà Nội, trường hợp có các dịch vụ khác ngoài quy định thì hai bên cần thương thảo, ý kiến ông thế nào?

- Chúng tôi không phải là đơn vị trực tiếp điều hành do đó, cư dân phải làm việc với ban quản lý để thỏa thuận. Với 4.000 đồng thì tôi thú thực là chưa đủ vận hành 10 cái thang máy, chưa kể các tiện ích khác. Nguyên tắc cơ bản là nhận được tiền ở mức bao nhiêu thì phí dịch vụ như thế, nếu người dân không chịu đóng phí mà muốn có dịch vụ như cũ là không thể và chuyện cắt bớt dịch vụ là khó tránh khỏi.

- Ông nhìn nhận thế nào về việc cắt thang máy ở tòa nhà 48 tầng dẫn đến việc nhiều người già trẻ lớn bé, thậm chí bụng bầu không về được căn hộ mà họ đã bỏ tiền tỷ ra mua để rồi phải dựng lều sống tạm ngoài sảnh?

- Nếu vậy, mọi người đóng phí vào để hưởng dịch vụ. Không thể có chuyện không đóng phí mà vẫn được cung ứng dịch vụ. Tôi nghĩ cần có sự công bằng.

Nhân đây, tôi cũng muốn nói luôn để dư luận hiểu rõ. Ngày 3/12, từ 13h đến 19h, 5 nhân viên người Hàn Quốc của ban quản lý tòa nhà đã bị cư dân bắt nhốt ở chính văn phòng của họ trong suốt 6 tiếng đồng hồ. Cư dân đã không cho họ ra ngoài, thậm chí họ đã phải đi vệ sinh vào chai Lavie. Cư dân còn mang rượu, bếp than vào quạt, hun khói. Thú thực, người nước ngoài chúng tôi đã rất lo sợ. Chỉ đến khi công an cử cán bộ sang, lúc đấy nhân viên mới có thể xuống đi lại được. Bản thân tôi thì suýt bị đánh.

Keangnam sẽ gửi công văn đến cơ quan công an Việt Nam và Đại sứ quán Hàn Quốc để bảo vệ quyền lợi của mình. Chúng tôi là nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, chúng tôi mang số tiền rất lớn để đầu tư vào Việt Nam. Keangnam Landmark Tower là dự án trọng điểm của của thành phố và chúng tôi giữ tiến độ thi công như cam kết. Tại sao các bạn không hiểu cho chúng tôi mà chỉ vì một chuyện như thế lại nhốt chúng tôi. Tôi phải thú thực đây là văn hóa lần đầu tiên tôi nhận được ở nước ngoài.

- Keangnam chịu khá nhiều tai tiếng xung quang chuyện phí quản lý, vậy tại sao đến thời điểm này, khi mọi chuyện trở nên rất căng thẳng, ông mới quyết định lên tiếng?

- Là nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi ngại phát ngôn trước dư luận. Sự bất đồng về ngôn ngữ dễ gây hiểu lầm và chúng tôi sợ mình sẽ nói những điều thất thố.

Chúng tôi luôn quan niệm mình thực hiện đúng pháp luật của Việt Nam, đúng quy định của các sở ban ngành. Người Việt Nam có câu thành ngữ "Cây ngay không sợ chết đứng", thì chúng tôi cũng thực hiện đúng quy định của mình thôi. Giống như trường hợp phí đỗ xe. Tiền phí đỗ xe ôtô một tháng là 850.000 đồng thì không đủ vận hành với hệ thống trang thiết bị như thế. Nhưng pháp luật có quy định như thế, chúng tôi nhận ra rằng, quy định cũ của mình không phù hợp thì chúng tôi đã thay đổi ngay để tuân thủ đúng pháp luật.

- Keangnam là một tòa nhà nổi tiếng và bên cạnh đó là không ít tai tiếng kể từ khi khởi công đến lúc đưa vào sử dụng như hỏa hoạn, chết người, đình chỉ thi công... Với tư cách là chủ đầu tư, ông nghĩ gì về điều này?

- Trong kinh nghiệm lịch sử xây dựng của chúng tôi, với quy mô dự án như thế này, tôi cho rằng chỉ có 6 người tử vong là con số nhỏ, chứ không lớn. Tôi có thể khẳng định, khi xây dựng công trình ở Hàn Quốc thì đối với dự án lớn, số người tử vong có thể lên tới trên 10. Nói như vậy không có nghĩa là tôi không coi trọng mạng người, mà chỉ đơn thuần muốn nói đối với các công trình xây dựng thì chuyện tại nạn là khó tránh khỏi. Chúng tôi là doanh nghiệp nước ngoài, không quen hoạt động báo chí, nên có thể số liệu không chính thức và bị thổi phồng lên mà thôi.

- Nếu cư dân và chủ đầu tư không tìm được tiếng nói chung về phí dịch vụ thì sao thưa ông?

- Đơn vị quản lý và chủ đầu tư không thể tiếp tục gánh lỗ trong việc vận hành tòa nhà này liên tục. Nếu từ đầu tuần sau, cư dân không đóng phí thì chúng tôi buộc phải dừng dịch vụ thang máy vì chúng tôi không đủ khả năng để chạy nữa. Nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung, thì tôi sẵn sàng gặp cư dân tại tòa.

Trao đổi với VnExpress.net, bà Trịnh Thúy Mai, trưởng ban đại diện cư dân cho hay, lời cáo buộc của ông Ha Jong Suk là vu khống. Không có chuyện cư dân Keangnam nhốt ban quản lý cũng như có động thái hành hung lãnh đạo Keangnam. Theo bà Mai, bị cắt dịch vụ thang máy, cư dân không thể về được nhà đã kéo vào chật kín phòng của ban quản lý. Cư dân yêu cầu chủ đầu tư cung cấp lại dịch vụ để người già và trẻ em có thể về nhà. "Nhốt là phải khóa cửa, không cho ra khỏi phòng. Chúng tôi không làm vậy, nên không thể có chuyện nói cư dân nhốt ban quản lý", bà Mai khẳng định.

Hoàng Lan

source

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/bat-dong-san/2011/12/chu-dau-tu-keangnam-tran-tinh-ve-muc-phi-khung/

Wednesday 23 November 2011

Giá bất động sản sẽ còn giảm thêm


Thứ Tư, 23/11/2011, 18:53

Giá bất động sản sẽ còn giảm thêm

TTO - Giá nhà đất tại thị trường Việt Nam năm 2011 đã giảm mạnh 20-30%, nhiều công ty đã phải bán căn hộ giá rẻ để trả nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên động thái giảm giá ở những dự án căn hộ cao cấp thời gian tới có thể còn thấp hơn.

Đó là nhận định của ông Marc Townsend, giám đốc điều hành Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam, tại hội thảo quốc tế "Khủng hoảng tín dụng: Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đi về đâu?" do Hãng luật DFDL Mekong phối hợp Công ty TNHH tư vấn bất động sản CBRE và Ngân hàng Standard Chartered tổ chức sáng 23-11 tại TP.HCM.

>> Thị trường căn hộ: Kêu lỗ nhưng vẫn lời
>> Gán nợ cho ngân hàng
>> Bán rẻ căn hộ để trả nợ

Nhiều dự án căn hộ cao cấp đã phải giảm xuống còn 20 USD/m2 nhưng người đi thuê vẫn còn muốn thương lượng lại giá - Ảnh: H.NHỰT

Giảm chưa sát giá

Ở phân khúc văn phòng cho thuê, ông Marc Townsend cho rằng nhiều dự án cao cấp đã phải giảm xuống còn 20 USD/m2 nhưng người đi thuê vẫn còn muốn thương lượng lại. Hiện điều mà khách thuê văn phòng quan tâm nhất là giá cạnh tranh, và đây cũng là thời điểm nhiều công ty có cơ hội dời văn phòng từ những khu vực vùng ven như Q.7, Tân Bình... về các quận trung tâm thành phố.

Để duy trì và lôi kéo khách thuê, các chủ đầu tư cần duy tu lại các tòa nhà hiện có, gia tăng thêm giá trị tiện ích cho toàn tòa nhà như nâng cấp tầng hầm, trang trí lại văn phòng, tiết kiệm năng lượng và cần tìm cơ hội để đàm phán lại giá cho thuê...

CBRE Việt Nam dự báo thị trường bất động sản 2012 ở tất cả các phân khúc vẫn tiếp tục ảm đạm. Riêng phân khúc bất động sản phục vụ lĩnh vực giáo dục, trường mầm non quốc tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và dịch vụ ăn uống vẫn làm ăn tốt.

Tương tự, theo ông Michael Kokalari - trưởng bộ phận nghiên cứu thông tin Công ty chứng khoán Kimeng, qua tiếp xúc với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ các quốc gia Mỹ, Nhật và khu vực châu Âu cho thấy các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất hành vi tiêu dùng của tầng lớp trung lưu trẻ ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư Nhật, Mỹ đã mua lại cổ phần của các công ty công nghiệp tiêu dùng của Việt Nam như Masan, Hương Thủy... vì nhìn thấy được tiềm năng phát triển ở lĩnh vực này chứ không hẳn là bất động sản.

Ông Michael Kokalari nhận định giá bất động sản tại thị trường Việt Nam tuy đã giảm 20-30% như công bố của Công ty PVL thời gian qua nhưng vẫn chưa giảm tới mức giá cân bằng của nó. Nhiều công ty lớn gặp khó khăn về thanh khoản, nợ ngân hàng nhưng cũng không đến nỗi tuyệt vọng, vì nợ tăng là điều bình thường trong giai đoạn khủng hoảng.

Nhiều thay đổi tích cực

Ông David Trần, phó chủ tịch kiêm giám đốc Hiệp hội Đầu tư bất động sản khu vực châu Á tại Mỹ (AREAA), cho rằng khi thị trường mất thanh khoản, các chủ đầu tư cần tìm đến những nguồn tiền bên ngoài ngân hàng, và kiều hối sẽ là lối thoát cho các dự án bất động sản. Ông nói nếu Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường pháp lý, giảm bớt những rào cản về luật hợp đồng, pháp luật thuế cho nhà đầu tư nước ngoài... sẽ đón nhận một lượng kiều hối khá lớn từ hơn 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản.

Trong khi đó, bà Tạ Châu, giám đốc nhóm bất động sản Công ty tư vấn thuế và luật DFDL Mekong, rất hào hứng với những thay đổi pháp lý của Việt Nam trong năm 2012.

Theo bà Châu, việc Bộ Tài chính đề xuất mở Quỹ tín thác bất động sản (REITs), nếu được vận hành tốt sẽ tạo ra một thay đổi mạnh cho thị trường bất động sản trong những năm tới. Thông qua REITs, tạo cơ chế thoái vốn cho nhà đầu tư một cách dễ dàng khi cần thiết rút vốn. Nhóm các chuyên gia kinh tế, luật pháp cũng đã đề xuất 16 thay đổi trong lĩnh vực pháp luật, trong đó có Luật đất đai, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp sẽ tạo tính tích cực về pháp lý cho Việt Nam trong 5 năm tới.

Bà Châu cho rằng thị trường bất động sản trong năm 2012 phụ thuộc vào các quyết sách của Chính phủ. Nếu Chính phủ tiếp tục có những quyết sách hạn chế giao dịch mua bán vàng, trong khi kênh đầu tư chứng khoán khá lình xình trong thời gian dài thì thị trường bất động sản sẽ là kênh tăng trưởng mạnh nhất. Cùng với đó, những dự án nhà thu nhập thấp đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân vẫn phát triển ổn định.

H.NHỰT

source

http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=466383&ChannelID=204

Sunday 20 November 2011

Tai họa liên tiếp giáng xuống “đầu“ giới địa ốc“



Khi tên tuổi của doanh nghiệp "gắn" với quá nhiều những điều không hay thì có lẽ người đứng đầu của doanh nghiệp đó hiểu hơn ai hết "số phận" của doanh nghiệp đó
Đang phải thở ô xi, lại lãnh thêm những cú “trời giáng”, doanh nghiệp địa ốc quả thực sức tàn lực kiệt.

Khách hàng tính một đằng, chủ đầu tư tính một nẻo

Cty CP Quốc Cường Gia Lai - Cty mẹ của Cty Nhà Quốc Cường (chủ đầu tư chung cư Quốc Cường Gia Lai 1) – vừa phải giải trình với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tranh chấp ở chung cư Quốc Cường Gia Lai 1.

Trước đó, do Cty này chậm giao nhà, khách hàng đã kiện yêu cầu DN này phải giải quyết vấn đề liên quan đến chất lượng nhà ở và thanh toán lãi phạt do không bàn giao nhà đúng cam kết. Theo giải trình của Cty Quốc Cường Gia Lai, công ty có phần trách nhiệm trong việc chậm bàn giao nhà, nhưng là do những lý do khách quan, bất khả kháng. Dự án không thể xây dựng đúng tiến độ vì chỉ có ¾ lượng khách hàng nộp tiền đúng tiến độ.

“Có một điều rất bất cập là nếu khách hàng nộp chậm thì tính lãi theo số tiền nộp thiếu, nếu công ty giao nhà chậm thì công ty phải chịu lãi cho khách hàng trên toàn bộ số tiền khách hàng đã góp. Công ty thu tiền của khách hàng góp theo tiến độ từng lần 5% tổng giá trị hợp đồng/mỗi đợt cách nhau 45 ngày và công ty đã sử dụng số tiền này để xây dựng công trình, công ty không dùng tiền để kinh doanh thì không lấy khoản nào để trả lãi cho khách hàng” – DN này giải trình.

Một lý do khác là giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đột biến nhưng khách hàng lại không đồng ý tăng giá hợp đồng nên buộc công ty phải cho ngưng thi công một thời gian chờ giá nguyên vật liệu giảm xuống. Cuối cùng, giá nguyên vật liệu không giảm, và DN chậm bàn giao nhà, nhưng theo Cty Quốc Cường Gia Lai, trường hợp này được xem là bất khả kháng.

Đến nay, Cty Nhà Quốc Cường đang đối mặt với vụ kiện đã được Tòa án thụ lý. DN và khách hàng không tìm được tiếng nói chung, vì thế, Cty Nhà Quốc Cường trông mong vào “Tòa án phán xét công bằng”.

Không được đấu thầu vì… lỗi của người khác

Cty CP bêtông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai vừa bị UBND tỉnh Quảng Ninh cấm tham gia dự đấu thầu bất kỳ gói thầu, dự án nào thuộc nguồn vốn ngân sách do UBND tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, với lý do DN này cùng với nhà thầu liên danh nhận gói thầu trị giá hơn 161 tỷ đồng để làm đường ven biển, nhưng trong quá trình thực hiện, do năng lực yếu kém, hai nhà thầu trên đã không đảm bảo tiến độ, gây ảnh hưởng xấu đến dự án, vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu.

Liên quan đến “lệnh cấm” này, Cty Vinaconex Xuân Mai cho hay, liên danh Cty CP Xây dựng số 9 Thăng Long (là đơn vị đứng đầu liên danh) và Vinaconex Xuân Mai đã ký hợp đồng thi công tại "Dự án tuyến đường bao biển Lán Bè - Cột Đồng Hồ đấu nối với đường bao biển núi Bài Thơ (giai đoạn I) và mặt bẳng công viên văn hóa Hạ Long, TP Hạ Long", trong đó, Vinaconex Xuân Mai thực hiện công việc sản xuất và cung cấp cọc bê tông cốt thép dự ứng lực đến chân công trình, có trị giá 45,8 tỷ đồng (tương đương 28% tổng giá trị hợp đồng). Vinaconex Xuân Mai đã hoàn thành 100% khối tượng công việc đảm bảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Như vậy, do đơn vị đứng đầu Liên danh không thực hiện hoàn thành phần việc đã được phân chia trong gói thầu trên theo đúng tiến độ chủ đầu tư yêu cầu làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của tỉnh Quảng Ninh, nên Vinaconex Xuân Mai bị “vạ lây”.

Quốc Cường Gia Lai và Vinaconex Xuân Mai chỉ là một trong số các DN BĐS đang phải đối mặt với khó đơn khó kép trong bối cảnh thị trường BĐS ảm đạm, nhưng những cái khó đó có thể là “giọt nước tràn ly” tác động tới sức chống đỡ của DN trong lúc này.

Theo Bách Nguyễn

ĐTCK

source

http://land.cafef.vn/20111118115016956CA43/tai-hoa-lien-tiep-giang-xuong-dau-gioi-dia-oc.chn

Wednesday 16 November 2011

Vụ Vinashin và 21 công ty con bị kiện tại Anh


Vụ Vinashin và 21 công ty con bị kiện tại Anh

“Vinashin vay thì Vinashin phải tự trả”

SGTT.VN - Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị chiều ngày 14.11 bên hành lang Quốc hội xung quanh vụ việc này, phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho hay: vụ kiện liên quan đến khoản tiền Vinashin tự đi vay và không có bảo lãnh của Chính phủ, vì vậy “Vinashin phải lo, Vinashin tự vay thì Vinashin phải tự trả thôi”.

Theo phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: vụ kiện liên quan đến khoản tiền Vinashin tự đi vay và không có bảo lãnh của Chính phủ. Ảnh: Phan Quang

Dẫu vậy, khi được hỏi nếu vụ kiện không chỉ có Vinashin là bị đơn duy nhất mà trong trường hợp có cả công ty con đã di chuyển sang tập đoàn khác thì sao, ông Vũ Văn Ninh nói rằng “cần phải xem xét cụ thể nội dung kiện là gì” và theo ông, “việc này Vinashin phải xem xét, đồng thời xem xét lại tất cả pháp luật có liên quan, và Vinashin đang lập phương án xử lý”.

Ngày 15.11, bên lề hội thảo khoa học “Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước” do học viện Tài chính tổ chức, ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết theo thông tin mà ông có được, thì công ty Elliott VIN của Hà Lan đâm đơn kiện Vinashin là chủ nợ của khoảng 9% trong số khoản nợ nước ngoài 600 triệu USD của Vinashin, và công ty này mua lại trên thị trường mua bán nợ thứ cấp chứ không phải là chủ nợ đầu tiên.

“Dù họ kiện chỉ 9% khoản nợ nói trên, tức khoảng 54 – 60 triệu USD nhưng nếu kiện thì khả năng họ sẽ thắng và sức lan toả của vụ kiện sẽ rất lớn, nó sẽ làm cho chỉ số tín nhiệm về nợ của Chính phủ ta giảm xuống, sẽ khó đi vay trên thị trường tín dụng quốc tế hoặc đi vay được nhưng sẽ chịu lãi suất cao, ví như đáng ra ta chỉ phát hành trái phiếu hay vay với lãi suất 8% thì nay phải chịu lãi 12%”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, bản chất vụ việc không chỉ dừng lại ở số tiền thua kiện mà có thể “vì cái nhỏ sẽ mất cái lớn hơn” nếu một khi vụ kiện xảy ra, cho nên, “dù đây là khoản tiền không có bảo lãnh của Chính phủ, nghĩa là Chính phủ không phải trả thay, nhưng Chính phủ phải bằng cách này hay cách khác, ví dụ cho Vinashin tạm ứng (vay) để trả nợ. Song, khi đó, Chính phủ phải công khai, minh bạch cho Quốc hội và nhân dân được biết”.

Ông Thành nhận định thêm: về bản chất, có thể công ty Elliott VIN vẫn muốn đàm phán, vì thực chất đã có đàm phán rồi, song họ không chấp nhận được cái giá cũ.

Ngoài ra, ông Thành còn cho biết, có thể có cách đàm phán gián tiếp khác thông qua một chủ nợ khác, chủ nợ mới này sẽ mua lại khoản nợ trên và chúng ta đàm phán với chủ nợ mới bằng một số điều kiện.

Trung Đức

source

http://sgtt.vn/Goc-nhin/155755/%E2%80%9CVinashin-vay-thi-Vinashin-phai-tu-tra%E2%80%9D.html

Wednesday 2 November 2011

Nhạc sĩ Hà Dũng bị kiện đòi nợ 1,3 triệu USD


Thứ năm, 3/11/2011, 01:00 GMT+7

Nhạc sĩ Hà Dũng bị kiện đòi nợ 1,3 triệu USD

Bảo lãnh món nợ hơn 1,3 triệu USD cho công ty Hàng không Đông Dương nhưng ông Hà Hùng Dũng (nhạc sĩ Hà Dũng) không thực hiện nên bị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoãn xuất cảnh từ nhiều tháng nay.

TAND TP HCM vừa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại về "hợp đồng tín dụng" trị giá hơn 1,3 triệu USD giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, có trụ sở tại quận 3) và công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương (Indochina Airline).

Theo đơn khởi kiện, tháng 10/2008, ACB ký kết hợp đồng tín dụng với công ty Đông Dương bằng hình thức bảo lãnh. Đến ngày 12/1/2010, Ngân hàng ACB thay công ty này thanh toán cho Ngân hàng Komercni Banka số tiền gần 1,2 triệu USD.

Nhạc sĩ Hà Dũng phái đối mặt với khoản nợ lớn.

Sau đó, khoản nợ này được ghi vào tài khoản của công ty Đông Dương tại ACB với lãi suất 6,5% mỗi tháng và thời hạn trả nợ là ngày 12/4/2010. Ngoài thời hạn thanh toán, lãi suất sẽ tăng lên 9,75%.

Khoản vay trên được công ty Đông Dương đảm bảo bằng hợp đồng thế chấp giấy tờ căn nhà số 80/10 Bà Huyện Thanh Quan (quận 3) do bà Phùng Trịnh Thị Vinh đứng tên (nhưng không được công chứng, không đăng ký giao dịch bảo đảm) và chứng thư bảo lãnh của nhạc sĩ Hà Dũng cam kết trả nợ thay cho công ty.

Ngày 4/9/2010, do công ty Đông Dương không thanh toán tiền nên ACB đã gửi đơn kiện, yêu cầu TAND TP HCM buộc công ty này phải trả toàn bộ cả vốn lẫn lãi là hơn 1,3 triệu USD. Nguyên đơn cũng đề nghị cơ quan xét xử buộc ông Hà Dũng phải chịu trách nhiệm về số nợ trên nếu công ty Đông Dương không có khả năng thanh toán.

Hơn 3 tháng sau, Ngân hàng ACB tiếp tục yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "ngăn chặn hành vi xuất cảnh đối với ông Hà Dũng" để đảm bảo quyền lợi cho mình. Yêu cầu này đã được cơ quan xét xử chấp thuận và ban hành quyết định "tạm hoãn xuất cảnh" với vị nhạc sĩ vào ngày 16/3.

Theo phán quyết của bản án ngày 26/7, TAND TP HCM đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc công ty Đông Dương phải trả số tiền hơn 1,3 triệu USD cho Ngân hàng ACB. Nếu công ty Đông Dương không còn khả năng thanh toán thì ông Hà Hùng Dũng phải có nghĩa vụ trả thay.

"Duy trì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Hà Hùng Dũng cho đến khi ông Dũng thi hành án xong", bản án nêu.

Ngoài ra, tòa đã bác yêu cầu của Ngân hàng ACB về việc được phát mãi căn nhà của bà Vinh để thu hồi nợ bởi biện pháp bảo đảm bằng Hợp đồng thế chấp bị vô hiệu. ACB phải trả lại giấy tờ căn nhà cho bà Vinh.

Ngay sau đó Ngân hàng ACB đã có đơn kháng cáo đề nghị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM phúc xử theo hướng buộc công ty Đông Dương phải trả toàn bộ số tiền gốc và lãi đến ngày 26/7 là gần 1,4 triệu USD và lãi phát sinh sau đó cho đến khi trả hết nợ. Đồng thời quy trách nhiệm cho bà Vinh về việc Hợp đồng thế chấp tài sản bị vô hiệu.

Trao đổi với VnExpress.net, nhạc sĩ Hà Dũng cho biết đã ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng ngay từ giai đoạn đầu của vụ án nên không biết TAND TP HCM đã ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh với ông.

"Tôi không được luật sư cho biết vấn đề này, bản thân cũng không có ý định xuất cảnh nên không quan tâm đến quyết định trên của tòa án. Vấn đề tôi quan tâm bây giờ là làm sao cho công ty của mình có thể hoạt động trở lại", vị nhạc sĩ nói.

Hải Duyên
source
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/11/nhac-si-ha-dung-bi-kien-doi-no-1-3-trieu-usd/

Chính quyền Thái Lan cố biện minh cho ưu tiên cứu trung tâm Bangkok


Chính quyền Thái Lan cố biện minh cho ưu tiên cứu trung tâm Bangkok

Các nạn nhân trận lũ tạm trú tại một trường học, sau khi được sơ tán khỏi nơi ở bị lũ, Bangkok, 1/11/2011
Các nạn nhân trận lũ tạm trú tại một trường học, sau khi được sơ tán khỏi nơi ở bị lũ, Bangkok, 1/11/2011
REUTERS/Bazuki Muhammad

Minh Anh

Hôm nay, 01/11/2011, nhằm xoa dịu cơn giận dữ của những người dân trong các khu phố ngoại ô, vẫn còn đang bị chìm ngập dưới nước, chính quyền Bangkok đã cố sức trấn an. Theo giới lãnh đạo, chính quyền không thể nào đến cứu giúp tất cả những người bị ảnh hưởng thiên tai, trong lúc việc bảo vệ trung tâm thủ đô phải là ưu tiên hàng đầu.

Hàng trăm người dân Thái ở vùng ngoại vi Bangkok đã hết sức tức giận, vì cho rằng chính phủ đã hy sinh họ chỉ để bảo vệ trung tâm thủ đô. Nhiều người trong số này đã tìm cách chọc thủng nhiều đoạn đê bảo vệ trung tâm, gây ô nhiễm một số đường ống dẫn nước sạch. Chính quyền tại Bangkok buộc phải kêu gọi sự giúp đỡ của quân đội để bảo vệ các con đê.

Các trận mưa rào như trút nước từ vùng trung du Thái Lan đã gây ra lũ lớn tràn về thủ đô cuốn theo đất bùn, rác rưởi và gây ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, theo ghi nhận của AFP, người dân tại nhiều quận nằm ở phía Bắc thủ đô từ nhiều ngày phải sống chung với nước lũ.

Ngoài việc tài sản đã bị lũ cuốn trôi hết, họ còn phải đối mặt với nạn khan hiếm lương thực, bệnh tật và đôi khi với cả cái chết. Trong khi đó, phía Tây của con sông Chao Phraya, cách thủ đô khoảng 45 phút đường ô tô, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, như không có chuyện gì xảy ra.

Phát ngôn viên của chính quyền thành phố Bangkok giải thích với AFP rằng, do hạn chế về thuyền bè và các phương tiện quân sự, nên chính quyền không thể nào đi đến mọi ngõ ngách để phân phát nước và lương thực ba lần trong ngày. Ông kêu gọi mọi người dân nỗ lực, tìm hiểu rõ những nơi nào cung cấp lương thực để có thể tự đi lấy.

Do lũ lụt tại Thái Lan, hôm qua, 31/10/2011, hãng sản xuất xe hơi Honda của Nhật thông báo kể từ hôm nay 1/11, mức sản xuất của các dây chuyền lắp ráp của sáu nhà máy tại Canada và Mỹ sẽ giảm xuống còn một nửa trong khoảng 10 ngày. Lý do đến từ tình trạng thiếu hụt linh kiện phụ tùng.

source

RFI Vietnamese

Friday 28 October 2011

Các cửa hàng vàng nhỏ sắp bị xóa sổ?


Các cửa hàng vàng nhỏ sắp bị xóa sổ?

28/10/2011 19:20

(VTC News) - NHNN sẽ thu hẹp đối tượng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng, không khuyến khích hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường tự do.

» "Lác mắt" xem xe dát vàng rước dâu
» Tỷ giá USD và vàng “dắt nhau” bật tăng mạnh mẽ
» Xuất hiện máy rút vàng và kim cương tự động
» Giá vàng bật tăng hơn 1,1 triệu đồng/lượng

Đây là 1 trong các biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong dự thảo Nghị định Ngân hàng Nhà nước vừa chính thức trình Chính phủ.

Các cửa hàng vàng nhỏ sắp bị xóa sổ?
Các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên mới được kinh doanh vàng miếng (Ảnh minh họa internet)

Theo đó, các doanh nghiệp muốn kinh doanh vàng miếng phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên...

Như vậy, với các điều kiện chặt chẽ như trên, dự kiến số lượng doanh nghiệp được phép kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ thu hẹp đáng kể từ trên 10 ngàn doanh nghiệp như hiện nay xuống chỉ còn một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có khả năng tài chính, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực kinh doanh vàng được phép tiếp tục thực hiện mua bán vàng miếng.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền tích trữ, mua bán vàng của người dân, dự thảo Nghị định quy định các điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng của TCTD tương đối thuận lợi để dựa vào mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD thực hiện mua bán vàng với người dân. Việc này giúp NHNN quản lý tốt hơn thị trường vàng miếng do các TCTD do NHNN trực tiếp quản lý.

Đồng thời, để tăng cường hiệu quả quản lý, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định: Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng”.

Như vậy, việc kinh doanh vàng miếng không có giấy phép của NHNN và hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường tự do là hoạt động bất hợp pháp và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của Nghị định 95/2011/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành.

Cũng theo Dự thảo Nghị định vừa trình Chính phủ của NHNN thì doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng phải đáp ứng các điều kiện như có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên; Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng miếng; Chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất...

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định về kinh doanh vàng lần này còn đưa ra các biện pháp khác nhau về quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu; Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng khác;Tạo cơ chế cho phép NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp bình ổn thị trường vàng khi có diễn biến bất thường; Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường vàng thông qua chính sách thuế.

Theo NHNN, cùng với các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quy định pháp luật về ngoại hối, vàng vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định 95/2011/NĐ-CP, các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ tại dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã tạo thành cơ chế đồng bộ, hiệu quả xử lý cơ bản các vấn đề bất cập của thị trường vàng.

Ngân hàng Nhà nước tin rằng việc thực hiện nghiêm các biện pháp nêu trên sẽ giúp thị trường vàng bình ổn, qua đó từng bước hạn chế tình trạng "vàng hóa”, hạn chế ảnh hưởng của thị trường vàng đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.

Phát biểu tại buổi thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012 chiều 28/10 ĐB Đặng Xuân Huy (Đồng Tháp) cũng kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thành nghị định đang dự thảo về quản lý việc kinh doanh vàng miếng, sản xuất gia công vàng bạc và các kim loại quý. Cụ thể là phải quản lý chặt chẽ trong sản xuất kinh doanh vàng miếng, vàng nguyên liệu nhập khẩu, nhập lậu, trốn thuế và mua bán ngoại tệ thị trường ngầm đang diễn ra hết sức tự do, gây thất thoát cho nguồn thu.

Ngoài ra, ĐB Huy cũng xin đề nghị nghị định của Chính phủ khi ban hành cần phải sâu sát với thực tế như quyền sở hữu trang sức, nữ trang vàng như một loại hình thức hàng hóa có giá trị cao, được giao dịch, trao đổi, mua bán một cách hợp pháp. Nghị định cần phân biệt rõ kinh doanh sản xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng nhằm đầu tư, đầu cơ khác với vàng nguyên liệu để sản xuất gia công trang sức, nữ trang, thủ công mỹ nghệ thời trang của những thợ làm kinh tế làng nghề trong nước.


Hiếu Anh
source
http://www.vtc.vn/1-307345/kinh-te/cac-cua-hang-vang-nho-sap-bi-xoa-so.htm

Monday 17 October 2011

Lộ chiêu “lỗ giả lời thật”


Thứ Hai, 17/10/2011, 07:35 (GMT+7)


TT - Sau TP.HCM, Lâm Đồng, mới đây tại Bình Dương lại “lòi” ra thêm hàng loạt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ lỗ thành lãi sau khi cơ quan thuế đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

Dù đã bị “điểm mặt chỉ tên” nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách biện bạch cho lý do “lỗ giả” của mình.

Tăng 33 lần nhưng vẫn lỗ

Theo hồ sơ của Cục Thuế Bình Dương, Công ty TNHH Sung Shin Vina (Hàn Quốc) có trụ sở tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước 2, Bến Cát, Bình Dương, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007-2010 liên tục báo cáo lỗ. Số lỗ lũy kế đã lên đến hơn 55 tỉ đồng trong bốn năm. Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ dù liên tục thua lỗ nhưng doanh nghiệp (DN) này lại liên tục mở rộng sản xuất với doanh thu năm 2010 tăng gấp 33 lần so với năm 2007.

Nguyên nhân dẫn đến những khoản lỗ khổng lồ này là do công ty đã nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của công ty mẹ hoặc từ các chi nhánh của công ty mẹ với giá cao hơn rất nhiều so với giá mà các DN cùng ngành nghề nhập về. Tuy nhiên sản phẩm (môtơ điện các loại) xuất bán cho công ty mẹ hoặc giao hàng cho các công ty khác theo chỉ định của công ty mẹ bình quân trong các năm từ 2007-2010 đều thấp hơn giá thị trường 10-15%.

Từ thực tế, Cục Thuế Bình Dương đã thu thập, đối chiếu thông tin..., cuối cùng DN này đã đồng ý xác định lại giá bán sản phẩm của công ty cho công ty mẹ theo giá thị trường. Từ chỗ lỗ lũy kế hơn 55 tỉ đồng, công ty đã có lãi hơn 88 tỉ đồng.

Một DN khác là Công ty TNHH Myung Jin Vina chuyên sản xuất, gia công linh kiện ôtô tại KCN Mỹ Phước 3, Bến Cát, Bình Dương cũng sử dụng chiêu giao dịch liên kết nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Cụ thể Myung Jin Vina chủ yếu mua nguyên liệu đầu vào từ công ty mẹ là Tập đoàn Myung Jin Tec ở Hàn Quốc, sau đó bán lại toàn bộ thành phẩm cho một đơn vị khác trong cùng tập đoàn là Công ty TNHH DJV, cùng đóng trụ sở tại KCN Mỹ Phước 3, với giá thấp hơn giá thị trường.

Sau khi làm việc với cơ quan thuế Bình Dương, phía DN đã điều chỉnh mức giá và giảm lỗ cho công ty năm 2008 là hơn 3,6 tỉ đồng. Qua hai năm 2008-2009, công ty đã điều chỉnh giảm giá vốn 3,4 tỉ đồng, điều chỉnh tăng doanh thu 5,9 tỉ đồng. Từ đó ra quyết định thu hồi thuế, phạt vi phạm với số tiền hơn 456 triệu đồng.

Cũng sử dụng chiêu này, Công ty TNHH Ngũ Kim Chính Nguyên có trụ sở tại Tân Uyên, Bình Dương, chuyên sản xuất các sản phẩm máy tính, phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, cửa nhôm, cửa thép... cũng có kết quả kinh doanh thua lỗ liên tục trong năm 2006-2007.

Qua làm việc đồng thời căn cứ vào bảng kê chi tiết giá bán ra trong nước và xuất khẩu năm 2006-2007 do Công ty TNHH Ngũ Kim Chính Nguyên Việt Nam cung cấp, cơ quan thuế nhận thấy giá công ty bán cho công ty có quan hệ liên kết (Công ty Li Feng International Limited) luôn thấp hơn giá sản phẩm cùng loại công ty bán ra tiêu thụ thị trường nội địa. Từ đó buộc DN phải xác định lại giá bán theo giá thị trường dẫn đến kết quả kinh doanh có lãi, làm phát sinh thuế thu nhập DN.

Hai dạng giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI nhằm triệt tiêu lợi nhuận tại VN - Dữ liệu : A.Hồng - Đồ họa: V.Cường - Ảnh: T.V.N.

Không thừa nhận... lãi

Lãnh đạo Cục Thuế Bình Dương cho biết qua thu thập, đối chiếu thông tin, nơi này đã xác định “chiêu” lách thuế của DN là ký hợp đồng mua bán khép kín với công ty mẹ tại nước ngoài, hoặc thực hiện mua bán lòng vòng với các công ty trong cùng một nhóm. Từ đó các khoản lợi nhuận được biến thành các khoản lỗ nhằm trốn thuế.

Ông Trương Cao Nghĩa, trưởng phòng thanh tra thuế số 3 Cục Thuế Bình Dương, cho rằng cái khó của cơ quan thuế ở chỗ các DN hoàn toàn chủ động và có nhiều lý do để biện minh hành động của mình.

Ông Huỳnh Công Lý, kế toán trưởng Công ty TNHH Sung Shin Vina, cho rằng mặt hàng mà DN nhập nguyên liệu cũng như sản xuất là mặt hàng đặc thù, không có mặt hàng tương tự để so sánh. Do vậy DN khá băn khoăn khi cơ quan thuế áp mức giá thị trường để xác định lại doanh thu. “Mặt khác, do còn được miễn thuế nên chúng tôi chưa làm quy củ lắm, năm nay sẽ làm chi tiết hơn” - ông Lý nói.

Ông kiến nghị cần có nguồn dữ liệu về giá rõ ràng hơn bởi rất nhiều DN sản xuất mặt hàng đặc thù để tính thuế. Còn hiện nay “cơ quan thuế tính sao chúng tôi nghe vậy chứ chưa có thời gian để... đi hỏi lại cho kỹ”.

Tương tự, bà Ngô Thị Yên Hoài, kế toán trưởng Công ty TNHH Myung Jin Vina, giải thích công ty sản xuất một bộ phận nhỏ của hộp số xe hơi. Đây là những nguyên liệu đặc thù nên tìm một mặt hàng để đối chiếu ở Việt Nam rất khó.

Theo bà, Cục Thuế Bình Dương cho rằng giá nhập về của công ty là quá cao nhưng công ty cung cấp đầy đủ hóa đơn thì cơ quan thuế không chấp nhận. “Cơ quan thuế cứ nói công ty chúng tôi kê khai mua cao bán thấp nên dẫn đến số liệu lỗ” - bà Hoài nói.

Trả lời câu hỏi “Vì sao DN thấy lỗ mà vẫn bán, vẫn mở rộng sản xuất?”, bà Hoài cho biết: “Có nhiều lý do từ công ty mẹ nên không biết hết. Nhưng cái gì cũng thế, bán cho công ty mẹ cũng phải ưu đãi hơn”.

Bà cũng cho rằng những năm đầu mới hoạt động chi phí rất cao, chưa ổn định nên phải có chi phí chạy thử nghiệm máy, vật phẩm dẫn đến giá thành cao. Năm 2010 công ty mới có lời thì cơ quan thuế lấy mốc làm chuẩn so sánh lại các năm trước, nên năm 2009 thay vì lỗ thì theo cách tính này công ty lại có lời.

Số lượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ và lãi trên địa bàn TP.HCM qua các năm - Đồ họa: V.Cường

Công khai việc nộp thuế

Hiện nay Cục Thuế Bình Dương đang quản lý 2.020 dự án đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn đăng ký hơn 14 tỉ USD, hơn 1.700 DN đang hoạt động. Thế nhưng từ năm 2006 đến nay cho thấy 50% DN FDI kinh doanh thua lỗ. Cục Thuế Bình Dương đã yêu cầu các DN kê khai thông tin giao dịch liên kết nhằm làm cơ sở xác lập danh sách các DN có dấu hiệu chuyển giá.

Tuy nhiên trong số 1.425 DN kê khai nộp báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2010 chỉ có 253 DN kê khai thông tin giao dịch liên kết theo mẫu của cơ quan thuế.

Theo ông Lê Việt Dũng - phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Bình Dương, thực trạng khai báo lỗ để trốn thuế chắc chắn là có, có điều chỉ tận mặt, bắt tận tay là không dễ. Ông cũng cho rằng đây là một vấn đề phức tạp mà nếu chỉ đứng ở góc độ của địa phương rất khó giải quyết.

Ông Võ Thanh Bình, cục phó Cục Thuế Bình Dương, thừa nhận khoảng 700 DN FDI tại địa bàn Bình Dương (tương đương 50%) báo lỗ. Trong đó nhiều DN lỗ 3-5 năm liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất. Đã có nhiều ý kiến cho rằng nên “lập ngân hàng dữ liệu về giá”, tuy nhiên cũng không đơn giản vì DN có nhiều lý lẽ. Chẳng hạn giá gia công một chiếc áo ở Malaysia là 10 đồng mà cũng với công đoạn đó ở Việt Nam giá chỉ 7 đồng. DN viện cớ vào một vài chi tiết khác nhau như: một đường chỉ, hai đường chỉ..., trong khi chúng ta lại không có áo ở Malaysia để đối chiếu.

“Phải có giải pháp căn cơ từ tầm vĩ mô như thỏa thuận trước với nhà đầu tư về mức lợi nhuận theo kế hoạch hoặc mức giá ngay khi cam kết đầu tư” - ông Bình nói.

Ông Trương Cao Nghĩa cho rằng từ những kết quả ban đầu đã phần nào đánh động đến các DN FDI khác trên địa bàn. Trong điều kiện chưa thể quản lý hết mọi dữ liệu như hiện nay, cơ quan thuế chủ yếu vận động để DN thấy được vấn đề, từ đó tác động đến nhận thức của DN về nghĩa vụ thuế.

Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - thứ trưởng Bộ Tài chính, công tác chống chuyển giá bước đầu đã đạt được kết quả tích cực, nhất là tại các cục thuế địa phương như Lâm Đồng, Bình Dương, TP.HCM... Đến nay có khoảng 20 địa phương đã có những thành công bước đầu trong công tác chống chuyển giá. Qua kiểm tra tại gần 500 DN FDI báo lỗ trên cả nước, kết quả đã giảm lỗ trên 3.600 tỉ đồng, tăng thu ngân sách khoảng 1.200 tỉ đồng.

ÁNH HỒNG - ANH THOA

Ông Colin Clavey (chuyên gia Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế - OECD):

Phải xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn

Với các quy định chuyển giá cho lãi tiền vay từ DN ở nước ngoài cho DN ở VN (ví dụ khoản vay của công ty mẹ ở Mỹ cấp cho công ty ở VN): thứ nhất, các quy định về chuyển giá phải quản lý được mức lãi suất của khoản vay đó, do đó nếu lãi suất ghi trong hợp đồng cao hơn lãi suất trên thị trường thì cơ quan quản lý có quyền áp dụng lãi suất thị trường khi tính thuế.

Ngoài ra, để xác định có hay không có chuyển giá thì có thể cân nhắc hành vi của DN. Ví dụ: nếu DN cứ triền miên khai lỗ sau cả chục năm hoạt động thì có thể xem xét các giao dịch giữa họ và một bên không liên kết xem họ có tiến hành các thương thảo để giảm giá hay cứ ký hợp đồng bình thường và chịu lỗ.

Theo kinh nghiệm của tôi, để thực thi quy định chuyển giá, chúng ta cần có đội ngũ chuyên gia chuyên sâu để có thể tư vấn cho các chuyên viên là người trực tiếp tiến hành thẩm tra việc chuyển giá ở các DN.

H.GIANG ghi

source

http://tuoitre.vn/Kinh-te/460800/Lo-chieu-%E2%80%9Clo-gia-loi-that%E2%80%9D.html

Monday 19 September 2011

Tranh cãi việc thu phí ôtô vào nội đô TP HCM


Thứ hai, 19/9/2011, 15:29 GMT+7

Tranh cãi việc thu phí ôtô vào nội đô TP HCM

Đánh giá việc thu phí ôtô 30-50.000 đồng một lượt vào trung tâm thành phố là biện pháp để giảm ùn tắc nhưng nhiều ý kiến cũng băn khoăn về tính khả thi của dự án kèm theo lo ngại giá cả, hàng hóa sẽ tăng cao.
> Kiến nghị thu phí ôtô vào nội đô TP HCM từ 6h đến 20h

Theo đề xuất của Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD) sắp tới sẽ lập 36 trạm thu phí bao quanh khu vực quận 1 và quận 3 để thu phí tất cả xe ôtô vào khu vực này. ITD tính toán, khi áp dụng thu phí sẽ giảm được khoảng 40% lượng xe ôtô vào, từ đó sẽ giảm được tình trạng kẹt xe tại khu vực nội thành. Hiện, Sở GTVT TP HCM đang kiến nghị với UBND để vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012 sẽ bắt đầu triển khai việc thu phí này.

Khu vực thu phí (bên trong vùng màu đỏ) được ITD đề xuất.

Theo Tiến sĩ Trần Xuân Dũng, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược phát triển GTVT, Bộ GTVT việc thực hiện dự án trên trong thời điểm này là hoàn toàn hợp lý vì đối tượng đi xe ôtô là những người khá giả, nên sẽ có nguồn thu để trang bị thêm hạ tầng giao thông còn yếu kém tại thành phố. Hiện ôtô cũng là một nguyên nhân gây kẹt xe tại khu vực trung tâm.

"Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp trước mắt để hạn chế bớt tình trạng ùn tắc. Về lâu dài, thành phố phải hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như quy hoạch đô thị hợp lý. Đây mới là biện pháp chiến lược để đối phó với tình trạng quá tải giao thông hiện nay", ông Dũng cho hay.

Đồng quan điểm, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải TP HCM, nêu, việc thu phí ôtô vào nội ô thành phố để hạn chế xe cá nhân là không sai, nhưng đi đôi với thu phí thì thành phố cũng cần phải nâng cao chất lượng giao thông công cộng vì khu vực quận 1, 3 là "đầu não" của cả thành phố, nơi tập trung rất nhiều các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trung tâm thương mại.

Cũng theo ông Chung, ngoài lý do có điều kiện kinh tế, những người sử dụng ôtô riêng còn xuất phát từ nhu cầu làm ăn, tiếp khách. Nếu phải gửi xe ở ngoại ô thì họ sẽ đi vào trung tâm bằng phương tiện gì? Hiện nay chất lượng xe buýt thấp, trong khi các tuyến đường sắt đô thị lại chưa được đưa vào sử dụng.

Theo các chuyên gia, việc thu phí ôtô vào nội đô khó có thể giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều quan điểm băn khoăn về tính khả thi của dự án. PGS - TS Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa kỹ thuật giao thông, trường đại học Bách Khoa TP HCM cho rằng, dự án này sẽ rất khó khả thi. TP HCM có khoảng 5 triệu xe máy, trong khi đó chỉ có khoảng 500.000 ôtô, nên nói ôtô con là nguyên nhân chính gây kẹt xe và từ đó có biện pháp để hạn chế loại phương tiện này sẽ không đúng với thực tế đang diễn ra ở hầu hết các tuyến đường trong thành phố.

Trong khi đó, ở ta chưa có bãi đổ xe ngầm, giao thông công cộng cũng chưa tốt nên dù có thu phí thì người dân sẽ vẫn vào trung tâm thành phố. Khi đó sẽ không thể nói việc thu phí sẽ giảm ùn tắc. Thành phố chỉ nên thực hiện việc thu phí khi nào có các giải pháp đồng bộ mới có thể kéo giảm ùn tắc giao thông tại TP HCM được.

"Báo cáo tổng kết tình hình giao thông 6 tháng đầu năm của Sở GTVT cũng cho thấy các vụ ùn tắc đang có xu hướng chuyển từ khu vực nội thành ra các tuyến đường cửa ngõ. Vậy thì việc thu phí ôtô vào trung tâm liệu đã đủ kéo giảm ùn tắc giao thông cho thành phố chưa?", Tiến sĩ Phạm Xuân Mai băn khoăn.

Giá taxi vào trung tâm sẽ tăng cao vì phải "cõng" thêm khoản phí. Ảnh: Hữu Công.

Còn ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM nêu, việc thu phí sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp taxi, vì taxi cũng là một phương tiện công cộng. Ngoài tiền phí trả taxi, khách hàng còn phải chịu thêm tiền phí vào trung tâm nữa.

Trong trường hợp tài xế taxi phải trả phí thì có thể xảy ra trường hợp taxi sẽ chỉ hoạt động ở các quận ngoại ô mà không chạy vào trung tâm. Ngược lại, tài xế không chịu chạy ra ngoại thành mà "đóng đô" trong khu vực trung tâm để khỏi phải nộp phí, khi đó tình trạng kẹt xe chẳng những không giảm mà còn trầm trọng hơn nữa.

"Vì vậy theo tôi, thành phố nên tìm phương án khác hợp lý hơn với mục đích để giảm ùn tắc còn thu phí sẽ không khả thi và phát sinh những hệ quả không tốt", ông Hỷ nói.

Chung quan điểm, luật sư Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM cho rằng, việc thu phí trong thời điểm hiện nay là không hợp lý vì tình trạng kẹt xe tại thành phố do rất nhiều nguyên nhân như đường xá chật hẹp, ý thức người sử dụng phương tiện giao thông... Nếu có thu phí 30.000-50.000 đồng hoặc thậm chí cao hơn nữa thì nhiều người vẫn sẵn sàng nộp phí để vào trung tâm.

Thêm nữa, việc thu phí rất có thể dẫn đến việc giá cả bị đội theo, vì các loại phương tiện như xe taxi, xe tải chở hàng vào trung tâm sẽ tăng chi phí khi đó hàng hóa cũng sẽ tăng giá theo gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. "Thu phí để giảm kẹt xe hoàn toàn không phải là một giải pháp hay và theo tôi khó mà thành công như tính toán của nhà đầu tư", ông Đằng cho biết.

Theo ITD, tổng số vốn của dự án thu phí ôtô vào nội ô này là 1.200 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí mua sắm thiết bị chiếm hơn 1.000 tỷ đồng. ITD đề xuất với UBND TP nên thực hiện theo hình thức BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành). Tuy nhiên, Sở GTVT lại cho rằng nên thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) do hình thức BTO còn mới, TP HCM chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý.

Cũng theo đề xuất của ITD, mức thu phí đối với xe ôtô 4-7 chỗ là 30.000 đồng/lượt, và các loại ôtô khác là 50.000 đồng/lượt. Thời gian thu phí từ 6h-20h hàng ngày (trừ ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật). Với mức thu này thì trong vòng hai năm, đơn vị đầu tư sẽ có thể hoàn vốn.

Về cách thức thu phí, các xe đi vào vùng thu phí sẽ phải gắn thiết bị OBU (đầu đọc trên xe), khi qua các điểm thu phí hệ thống sẽ tự nhận diện và trừ vào tài khoản ngân hàng của chủ xe. Giá một thiết bị OBU trên thị trường hiện nay khoảng 800.000 đồng. Chủ phương tiện có thể bỏ tiền lắp đặt OBU hoặc thuê dài hạn thiết bị của đơn vị cho thuê.

Hữu Công

source

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/tranh-cai-viec-thu-phi-oto-vao-noi-do-tp-hcm/

Wednesday 7 September 2011

Cướp tiệm vàng Bích Ngọc: Hung thủ bị bắt và 5 người thân bị khởi tố


Cập nhật lúc: 9/7/2011 10:25:14 PM
Cướp tiệm vàng Bích Ngọc: Hung thủ bị bắt và 5 người thân bị khởi tố

Tay trái bị khóa vào ghế, Lê Văn Luyện viết lời khai: “Tôi là thủ phạm duy nhất vụ cướp tiệm vàng”. Anh Xuân Mai

Vụ cướp tiệm vàng Bích Ngọc ở Bắc Giang gây chấn động cả nước bởi hung thủ giết hai vợ chồng và đứa con một tuổi rưỡi của họ và chém đứt tay bé gái 8 tuổi, người duy nhất trong gia đình còn sống sót. Phải mất 7 ngày sau mới bắt được hung thủ và thêm 7 ngày nữa mới khởi tố những người thân của hung thủ, mặc dù Lê Văn Luyện khai y hành động đơn độc.

Vì hung thủ còn 1 tháng nữa mới đủ 18 tuổi nên theo luật của Việt Nam, y không bị tử hình.

Khi bi bắt, Luyện hỏi công an: “Tội cháu có chết không các chú?”.

Sau đây là những tin tức lược lại từ báo mạng VnExpress:

Sáng 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích cùng con gái 18 tháng tuổi được phát hiện bị sát hại trong ngôi nhà 3 tầng. Đứa con lớn học lớp 3 may mắn sống sót với cánh tay bị chém đứt.

Công an xã Phương Sơn cho biết, sáng hôm nay không thấy vợ chồng chủ tiệm mở cửa bán hàng và đưa con đi học như thường lệ nên hàng xóm thấy lạ. Họ gọi cửa song không thấy trả lời.

Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, một số người đã báo nhà chức trách. Tại hiện trường, công an ghi nhận vợ chồng chủ tiệm Ngọc Bích là chị Chín và anh Ngọc đã bị chém chết. Người vợ nằm ở tầng 3, còn chồng ở tầng 2. Con gái 18 tháng tuổi của họ tắt thở trên giường.

Tiếp tục kiểm tra ngôi nhà, mọi người phát hiện con gái lớn của chị Chín học lớp 3 đang run sợ trốn ở góc khuất với bàn tay bị chém đứt lìa. Hiện, cô bé được cấp cứu tại Hà Nội.

Nhà của vợ chồng chị Chín xây 3 tầng, diện tích mặt sàn chừng 80m2, nằm trên con phố sầm uất của huyện Lục Nam. Tiệm vàng được gia đình họ mở ở tầng 1.

Chiều 24/8, khám nghiệm hiện trường vụ án mạng, công an cho biết tủ trưng bày vàng bị đập vỡ kính. Vụ án giết người, cướp tài sản đã được khởi tố điều tra.

12 giờ sinh tử với em bà ở tiệm vàng bị chém đứt tay

Bé Trịnh Thị Bích, 8 tuổi, là người duy nhất sống sót. Mất máu nhiều, hoảng sợ, cô bé đã ngất đi rồi tỉnh lại, gọi điện báo cho người thân.

Một người hàng xóm cũng là họ hàng tìm thấy bé Bích ở dưới gầm giường, vẫn còn thoi thóp thở nên vội vàng gọi taxi đưa đi cấp cứu kèm bàn tay phải của cháu bị chém đứt lìa. Bé còn bị nhiều vết chém khác ở mặt, đầu và tay trái... Sau khi được sơ cứu bước đầu ở bệnh viện tỉnh, cháu bé được chuyển thẳng đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cùng với bàn tay bị đứt được ướp đá.

Bé Bích 8 tuổi bị chặt đứt tay đang được điều trị tại Bệnh viện Việt-Đức và nay đã bình phục. Ảnh NLĐ

Theo các bác sĩ, Bích nhập viện trong tình trạng lơ mơ, hoảng loạn, sốc, người bê bết máu, mất máu nhiều, đau đớn. Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu. Bệnh viện đã phải huy động 3 kíp mổ với các chuyên gia hàng đầu, vừa phẫu thuật phần chấn thương sọ não và các chấn thương khác trên người vừa nối vi phẫu gân cơ để ghép bàn tay.

Thường sau 2-3 tiếng chi bị đứt rời thì khả năng nối sẽ thành công hơn rất nhiều. Tuy nhiên ở trường hợp cháu Bích, bàn tay bị chém đứt rời khá lâu (khoảng 7-8 tiếng) dù được ướp đá nhưng tiên lượng ban đầu không mấy khả quan.

Cuối cùng sau gần 12 giờ cấp cứu, từ 13h chiều ngày 24/8 đến gần 1h sáng hôm sau, các bác sĩ mới rời phòng mổ.

Đến sáng 25/8, Bích đã ăn được những thìa sữa đầu tiên. Đặc biệt bàn tay được nối đã hồng ấm trở lại, dấu hiệu khả quan về thành công của ca phẫu thuật. Lúc đấy các bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm.

Sau 5 ngày cấp cứu, hiện bé Bích đã khỏe, ăn được, có thể đứng lên đi lại. Bàn tay và ngón tay cũng đã cử động được. Vết chém ở bản xương sọ, dọc mặt đã được khâu lại, có thể không ảnh hưởng đến thực thể cũng như thần kinh của trẻ.

Căn nhà 3 tầng nơi xảy ra án mạng. Ảnh Hà Anh

5 người thân của Lê Văn Luyện bị khởi tố

Trưa 7/9, ông Lê Văn Miên và 4 người khác trong gia đình đã bị khởi tố về hành vi che giấu và không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, mẹ của Lê Văn Luyện được thả tự do vì không đủ căn cứ xử lý hình sự.

Trưa 7/9 Viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Hùng cho VnExpress.net biết, 3 người bị khởi tố về tội che giấu tội phạm gồm: Lê Thị Định (cô của Luyện, ở Lạng Sơn), Lê Văn Miên (bố Luyện), Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện). Hai người bị khởi tố tội không tố giác tội phạm là Dương Thị Lược và Trương Văn Hợp (mẹ, bố của Hồng). Trong 5 bị can, ông Miên và Hồng bị bắt tạm giam 3 tháng.

Viện trưởng Hùng cho hay, mẹ của Luyện sau 9 ngày bị tạm giữ đã được trả tự do vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội che giấu tội phạm.

Trước đó, ngày 29/8, bố mẹ Luyện cùng cha con Hồng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ, bắt khẩn cấp sau khi gói trang sức chừng 50 cây vàng được tìm thấy trong vườn của nhà Luyện.

Cảnh sát xác định, khi xảy ra vụ án tại tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện gọi điện thoại cho Hồng đến đón để đi băng bó vết thương ở tay. Hồng khai sau khi rời trạm y xế xã, Luyện đã bắt xe khách rời khỏi địa phương. Trước khi đi, hắn đưa cho Hồng 2 dây chuyền và biên nhận cầm cố xe máy của ông chú. Luyện dặn anh họ bán vàng lấy tiền chuộc xe giúp mình.

Tuy nhiên, Hồng không làm theo mà đưa hết số vàng trên cho bố của Luyện. Nhà chức trách cho rằng, thời điểm đó, Hồng đã biết Luyện liên quan vụ cướp tiệm vàng nhưng không trình báo công an.

Còn bố Luyện thừa nhận đã nghe con trai thú nhận là thủ phạm gây án. Nghe lời Luyện, ông đã đem số vàng giấu hắn cướp tại tiệm Ngọc Bích giấu trên tầng 2 mang đi chôn cạnh chuồng gà. Trong khi đó, mẹ của Luyện đã mang chiếc áo dính máu của con để lại ở nhà giặt sạch phi tang.

Sau khi bỏ trốn lên Lạng Sơn, Luyện đã trú ngụ tại nhà cô ruột Lê Thị Định. Cơ quan điều tra cùng đã tìm thấy một túi vàng trong khu vệ sinh của nhà bà Định.

Theo Viện trưởng Nguyễn Việt Hùng, Lê Văn Nghi (chồng bị can Định) được xác định có dấu hiệu che giấu, không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã hợp tác với nhà chức trách, sang Trung Quốc để dẫn dụ Luyện về Việt Nam. Còn Hoàng Văn Trai (người đưa Luyện sang Trung Quốc) được cơ quan tố tụng Bắc Giang cho rằng chưa có tài liệu nào xác minh anh ta biết việc gây án của Luyện.

Nhiều vòng cổ, 13 vòng đeo tay, 199 nhẫn vàng... (chừng 50 cây vàng) được tìm thấy tại ngôi nhà của bố mẹ Luyện. Ảnh: Hà An

Diễn biến vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang

Khoảng 9h sáng ngày 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng bé gái 18 tháng tuổi được phát hiện nằm chết trong nhà với nhiều vết chém.

Con gái lớn 8 tuổi bị chém đứt lìa bàn tay, được cấp cứu. Tại tầng 1, tủ trưng bày vàng của tiệm bị gỡ mặt kính, toàn bộ vàng ta biến mất.

Cùng thời điểm này, Lê Văn Luyện (18 tuổi, người sống cách tiệm Ngọc Bích 4 km) được anh họ đưa đến trạm xá băng bó vết thương ở tay.

Chiều 24/8, Công an Bắc Giang khởi tố điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Ngày 26/8, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cùng lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đến kiểm tra hiện trường. Ban chuyên án với sự vào cuộc của hàng trăm điều tra viên Bộ Công an và Công an Bắc Giang được thành lập.

Ngày 29/8, nhà của Luyện bị khám xét, cảnh sát tìm thấy một túi nilon đựng hàng trăm nhẫn, dây chuyền vàng (chừng 50 cây) chôn ở sau vườn. Ông Lê Văn Miên thừa nhận đã cất giấu hộ con trai túi vàng.

Ngày 30/8, Luyện bị khởi tố, truy nã đặc biệt. Cha mẹ Luyện cùng hai người khác bị điều tra về hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.

Chiều 31/8, sau 6 ngày lẩn trốn và chỉ sau một ngày cơ quan điều tra phát lệnh truy nã đặc biệt, Lê Văn Luyện đã bị bắt tại Lạng Sơn. Hắn thừa nhận là hung thủ gây ra vụ thảm sát

source

TiVi Tuan San