Thursday 29 April 2010

Hai đốt hầm Thủ Thiêm bị thấm nước



Hai đốt hầm Thủ Thiêm bị thấm nước

Hai đốt hầm Thủ Thiêm sau khi được dìm sâu hơn 20m dưới sông Sài Gòn đã xuất hiện một số vị trí thấm cục bộ nhìn thấy bằng mắt thường. Ban quản lý dự án khẳng định đây là hiện tượng bình thường, không nghiêm trọng.> Cận cảnh hai đốt hầm Thủ Thiêm dưới sông Sài Gòn/ Nối thông hai đốt hầm Thủ Thiêm / 'Hầm Thủ Thiêm không thể nứt tiếp khi nằm dưới sông'

Hai đốt hầm Thủ Thiêm được lai dắt và dìm xuống sông Sài Gòn vào đầu tháng 3 và đầu tháng 4. Hai đốt hầm sau đó được nối thông thành công với nhau. Đến nay, khi các công tác lai dắt và dìm đốt thứ 3 vào đầu tháng 5 đang được chuẩn bị ráo riết thì báo cáo mới đây của Hội đồng nghiệm thu nhà nước cho thấy, hai đốt hầm dưới sông đã có một số vị trí xuất hiện tượng thấm nước cục bộ.

Hội đồng nghiệm thu nhà nước nhận định: "Bằng mắt thường đã phát hiện một số vị trí thấm cục bộ tại đầu đốt số một, đầu đốt số 2 trong vị trí bản nắp hầm, gần sát vành thép của mỗi đốt và tại một vài vết nứt đứng thành hầm".

Ngoài hiện tượng thấm cục bộ tại một vài vị trí, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đánh giá nhìn chung tình trạng hai đốt hầm khô ráo, tại các mối nối cao su giữa các đốt hầm không bị thấm và không phát hiện bất thường.

Chiều nay, đại diện Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây cho rằng: "Đây không phải là khuyết tật, sai sót mà chỉ là một vài vết thấm nhỏ, cục bộ. Hiện tượng này là vấn đề bình thường, không nghiêm trọng, cũng như không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Chúng tôi sẽ theo dõi, quan trắc tiếp".

Để giải quyết hiện tượng thấm cục bộ, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước yêu cầu không sơn phủ vết thấm, tiếp tục theo dõi sự phát triển thấm, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý triệt để, báo cáo với Hội đồng nghiệm thu nhà nước để theo dõi và phối hợp giải quyết.

Hội đồng nghiệm thu yêu cầu các bên liên quan cần kiểm tra toàn diện bản nắp hầm hai đốt số 3 và số 4 đang ở bãi đúc Nhơn Trạch để phát hiện các chỗ thấm (nếu có mới xuất hiện) và phải xử lý ngay trước khi lai dắt.

Báo cáo Hội đồng nghiệm thu ngày 26/4 cũng ghi nhận, hầm dẫn hở chữ U phía Thủ Thiêm tuy đã có gia tải nhưng độ lún vẫn chưa ổn định. Đối với đường dẫn phía quận 2, toàn bộ tuyến đường đang lún quá mức dự kiến, cao độ hiện tại thấp hơn cao độ thiết kế.

Hầm Thủ Thiêm là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam thuộc dự án Đại lộ Đông - Tây ở TP HCM. Theo thiết kế, đường hầm bắt đầu chui xuống đất bởi 2 đoạn dẫn ở hai bờ quận 1 và quận 2, nằm dưới đáy sông cách mặt nước 24 m. Mặt cắt ngang hầm rộng 33,3 m bao gồm hai hướng lưu thông với 3 làn xe mỗi bên. Vận tốc thiết kế của hầm là 60 km một giờ.

Ngày 7/3 đốt hầm Thủ Thiêm đầu tiên trong bốn đốt đã được lai dắt từ bãi đúc Nhơn Trạch đến vị trí dìm tại khu vực gần cầu Khánh Hội, quận 1. Quá trình dìm sau đó cũng hoàn tất thành công. Ngày 10/3, đốt hầm đã được nối thông với đường dẫn phía quận 2. Ngày 5/4, đốt thứ hai được lai dắt, một ngày sau đó được dìm và nối thông với đốt đầu tiên.

Kiên Cường

source

Tuesday 27 April 2010

Bitexco lấy lại căn hộ nhưng phải bồi thường hơn 5 tỉ đồng


Địa ốc

Thứ Ba, 27/04/2010, 16:22


TTO - Ngày 27-4, TAND quận Bình Thạnh, TP.HCM đã tuyên án vụ kiện tranh chấp căn hộ cao cấp The Manor giữa Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (Bitexco) với khách hàng Nguyễn Thị Bình.

Căn hộ cao cấp The Manor - Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ

>> Vụ căn hộ The Manor: Khách hàng thua kiện
>> Xét xử vụ tranh chấp căn hộ The Manor
>> Bitexco kiện đòi lại căn hộ The Manor: Ai vi phạm nghĩa vụ hợp đồng?

Hội đồng xét xử đã chấp thuận yêu cầu của khách hàng Nguyễn Thị Bình, tuyên hủy hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên. Công ty Bitexco được lấy lại căn hộ đã bán cho bà Bình nhưng phải bồi thường số tiền mà bà Bình đã trả để mua căn hộ tính theo giá thị trường tại thời điểm hiện nay.

Tính đến khi Bitexco khởi kiện bà Nguyễn Thị Bình ra tòa, bà Bình đã thanh toán cho Bitexco 158.000 USD, tương đương 95% trị giá căn hộ theo hợp đồng mua căn hộ (167.000 USD). Chính vì vậy, tòa tuyên buộc Bitexco phải trả lại cho bà khoản tiền hơn 4,6 tỉ đồng, tương đương 95% trị giá căn hộ tại thời điểm hiện nay (theo kết quả định giá của tòa, căn hộ hiện nay khoảng 4,8 tỉ đồng).

Tòa cũng chấp thuận yêu cầu thứ hai của khách hàng Nguyễn Thị Bình, buộc Bitexco phải bồi thường cho bà Bình 22.000 USD tiền thuê nhà mà gia đình bà Bình đã phải bỏ ra để thuê nhà ở suốt từ khi tranh chấp (tháng 11-2007) đến nay. Tổng cộng hai khoản trên, tòa tuyên buộc Bitexco phải bồi thường cho khách hàng Nguyễn Thị Bình hơn 5 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử tuyên bác yêu cầu của nguyên đơn Bitexco đòi hủy hợp đồng, lấy lại căn hộ với lý do bà Bình vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hiện còn nợ Bitexco 15.000 USD. Theo tòa, bà Bình không vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Qua các giấy tờ xác nhận, phiếu thu của Bitexco đã thể hiện bà Bình thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán: bà Bình đã trả được 50% trị giá hợp đồng mua căn hộ, 50% còn lại đã được Ngân hàng Công thương chi nhánh TP.HCM cho bà Bình vay để trả.

Còn khoản tiền 15.000 USD bà Bình hiện còn thiếu Bitexco là khoản vay theo thỏa thuận khác giữa hai bên về việc hỗ trợ khách hàng mua căn hộ của Bitexco, không phải là nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng mua căn hộ.

Thực hiện chính sách hỗ trợ khách hàng, Bitexco đã cho bà Bình vay 25.000 USD để đạt điều kiện thanh toán 50% để ngân hàng cho vay. Sau đó, bà Bình đã trả lại được 10.000 USD nên còn có nghĩa vụ phải trả tiếp 15.000 USD (tương đương 288 triệu đồng) cho Bitexco. Tính thêm khoản lãi chưa thanh toán, tòa tuyên bà Bình có nghĩa vụ trả cho Bitexco tổng cộng hơn 513 triệu đồng.

Việc tòa tuyên hủy hợp đồng mua bán giữa hai bên (hủy luôn hợp đồng vay thế chấp ngân hàng, thỏa thuận ba bên giữa ngân hàng - Bitexco và bà Bình) là xét quá trình thực hiện hợp đồng mua bán căn hộ giữa Bitexco và khách hàng Nguyễn Thị Bình đã có mâu thuẫn gay gắt về chất lượng căn hộ.

Theo đó, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì khả năng tranh chấp giữa hai bên sẽ còn tiếp diễn nên tòa đã quyết định chấp thuận yêu cầu của bà Bình, hủy hợp đồng mua bán căn hộ. Hội đồng xét xử cũng chấp thuận yêu cầu của bà Bình về việc buộc Bitexco phải trả khoản tiền thuê nhà mà bà Bình đã trả suốt từ tháng 11-2007 đến nay - hơn 22.000 USD - vì cho rằng Bitexco có lỗi trong việc này.

Theo tòa, khi Bitexco lấy lại căn hộ của bà Bình để sửa chữa nhà vệ sinh kém chất lượng đã có bố trí cho bà vào một căn hộ khác. Tuy nhiên, phía công ty lại không cấp thẻ từ căn hộ bố trí tạm trên khiến bà Bình không thể vào ra căn hộ, buộc phải thuê nhà ở bên ngoài. Chính vì vậy, Bitexco có nghĩa vụ phải thanh toán tiền thuê nhà mà bà Bình đã bỏ ra theo các hợp đồng, hóa đơn thanh toán tiền thuê nhà đã nói trên.

Liên quan trong vụ tranh chấp này, tòa cũng chấp thuận yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM buộc bà Bình có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng hơn 922 triệu đồng (cả gốc, lãi) là khoản tiền mà ngân hàng đã cho bà Bình vay để mua căn hộ.

VÕ CHI MAI

source

http://diaoc.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=375688&ChannelID=204

Monday 19 April 2010

Bộ Giao thông yêu cầu làm rõ trách nhiệm vụ sập dầm cầu


Thứ ba, 20/4/2010, 00:59 GMT+7


Chiều 19/4 Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng nguyên nhân ban đầu vụ sập 4 dầm cầu Pháp Vân. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị liên quan xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân báo cáo Bộ trước ngày 24/4.
>'Nhiều thanh chống dầm cầu Pháp Vân chỉ được gá hờ'

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về việc rơi 4 dầm cầu, lãnh đạo Bộ đã cử ông Lê Thanh Hà, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông có mặt tại hiện trường kiểm tra tình hình, đồng thời chỉ đạo Tổng công ty xây dựng Thăng Long tăng cường bảo vệ hiện trường, ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra sau sự cố.

Theo Bộ Giao thông vận tải, nguyên nhân ban đầu của việc rơi 4 phiến dầm là do sơ xuất của nhà thầu trong quá trình thi công. Từ 4/12/2009, các dầm dọc đã được nhà thầu thi công lao lắp xong, tuy nhiên, trong khi chuẩn bị thi công các dầm ngang, nhà thầu đã kê kích tạm thời nhằm ổn định các dầm dọc bằng thanh gỗ.

Hơn nữa, do đơn vị nhà thầu không thi công ngay dầm ngang ngay và thời gian kê kích tạm thời kéo dài dẫn đến 1 phiến dầm bị mất ổn định, đổ nghiêng kéo theo các dầm khác đổ và rơi xuống.

Bộ Giao thông yêu cầu xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong vụ sập dầm cầu trước ngày 24/4. Ảnh: Hoàng Hà

Hiện Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sự việc gây đổ và làm gãy 4 phiến dầm nêu trên, có văn bản báo cáo trước ngày 24/4.

Cũng tại văn bản trên, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu, các đơn vị khẩn trương rà soát lại hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình, có giải pháp khắc phục ngay các tồn tại liên quan đến quá trình thi công các hạng mục của Gói thầu 3A và toàn bộ dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai 3 Hà Nội, không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian thi công còn lại của gói thầu và dự án.

Trước đó, trưa 18/4, 4 trong số 5 phiến dầm của nhịp cầu cạn Pháp Vân (mỗi phiến nặng 60 tấn), đoạn qua khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) bất ngờ đổ sập, gãy gục. Rất may không có thương vong nào xảy ra. Cảnh sát Hà Nội đã vào cuộc điều tra.

Theo Ban quản lý dự án Thăng Long, sự cố xảy ra ở gói thầu số 3A, xây dựng cầu cạn Pháp Vân kéo dài thuộc Dự án xây dựng cầu Thanh Trì và đoạn tuyến Nam vành đai 3 Hà Nội do Nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Tổng công ty xây dựng Thăng Long thi công.

Gói thầu có chiều dài 2.484 m cầu cạn chạy suốt, 221 m cầu bản có lỗ bê tông cốt thép và hai đường gom dài 950m mỗi bên. Tổng giá trị hợp đồng là hơn 990 tỷ đồng. Gói thầu được khởi công 14/10/2008 và được hoàn thành sau 730 ngày, đến nay đã thi công được 70% khối lượng công việc.

Xuân Tùng

source

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B029/

Friday 16 April 2010

Cảnh sát giao thông sẽ đội mũ cứng


Cập nhật: 08:43 GMT - thứ sáu, 16 tháng 4, 2010


Cảnh sát giao thông đã thử nghiệm đội mũ cối

Mũ cối hiệu quả hơn trong việc chống nắng

Tin cho biết cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội chuyển từ mũ kê-pi mềm sang đội mũ cứng (thường được gọi là mũ cối) kể từ ngày 20/04, thí điểm trong cả năm 2010.

Báo Việt Nam cho hay toàn bộ lực lượng cảnh sát giao thông sẽ đội loại mũ này, cùng màu vàng với đồng phục, "khi điều khiển giao thông và xử lý vi phạm".

Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc, trường phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội, được trích lời nói: "Cảnh sát giao thông được dùng mũ cứng trong các trường hợp sau: Trực tiếp làm nhiệm vụ chỉ huy điều khiển giao thông, phân luồng, hướng dẫn tại các điểm nút giao thông; Khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trên đường; khi giải quyết tai nạn, cứu hộ cứu nạn".

Lý do được nói là vì mũ cối có tác dụng chống nắng, mưa và các điều kiện khí hậu khác tốt hơn là mũ kê-pi.

Chiếc mũ cối khá thông dụng và là hình ảnh quen thuộc ở Việt Nam.

Nguồn gốc loại mũ này bắt rễ từ thời thực dân châu Âu đi tìm kiếm các vùng thuộc địa ở miền nhiệt đới hồi thế kỷ 19.

Thực dân Pháp đã mang chiếc mũ cối tới Việt Nam. Loại mũ này cũng được các chiến sỹ công an sử dụng khi Việt Nam tuyên bố độc lập năm 1945.

Được biết việc đội mũ cối "thí điểm" sẽ thực hiện trong cả năm nay tại Hà Nội.

Mũ kê-pi sẽ chỉ được dùng trong các trường hợp mít tinh, lễ lạt.

Cảnh sát giao thông Hà Nội còn được trang bị còng số 8, dùi cui điện và súng bắn đạn hơi cay.

source

BBC Vietnamese

Tuesday 13 April 2010

Bắt giữ hơn 4 tấn gà lậu


Thứ Tư, 14/04/2010, 06:13


(ANTĐ) - 11h30 hôm qua 13-4, tổ công tác thuộc Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CAQ Cầu Giấy trong quá trình làm nhiệm vụ tại đường cao tốc Bắc Thăng Long-Nội Bài hướng đi Vĩnh Phúc đã phát hiện ôtô tải BKS: 98K-2436 loại 2,5 tấn do lái xe là Nguyễn Văn Năm (SN 1969), ở Hoàng Văn Thụ, Lạng Sơn điều khiển có biểu hiện nghi vấn.

Xe gà lậu bị công an thu giữ

Tổ công tác đã yêu cầu lái xe dừng phương tiện để kiểm tra. Vào thời điểm kiểm tra, trên thùng xe chở đầy gà nhập lậu. Hầu hết số gà trên xe đều đang ở tình trạng yếu mệt. Có những con bị chết. Về nguồn gốc số gà trên xe, lái xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giấy kiểm dịch. Ngay sau đó lái xe và toàn bộ tang vật đã được đưa về cơ quan công an làm rõ.

Lái xe Nguyễn Văn Năm khai nhận chở gà cho một hành khách không quen biết từ Móng Cái, Quảng Ninh về Vĩnh Phúc tiêu thụ. Tổng trọng lượng số gà qua kiểm đếm là 4 tấn. Trao đổi với PV, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV cho biết, nếu không bị bắt giữ, số gà này sẽ được đưa vào các lò giết mổ, sau đó chuyển vào nội thành Hà Nội tiêu thụ dưới dạng “gà sạch”. Các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức phun thuốc khử trùng, tiêu hủy số gà trên theo đúng luật định.

Hoàng Phong

source

http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=71959&ChannelID=80

Sunday 11 April 2010

Bó tay với nhà siêu mỏng


Xã hội
Thứ Tư, 10/03/2010, 07:19


(ANTĐ) - Thừa nhận tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến phố mới mở “làm xấu đi bộ mặt đường phố, gây phản cảm và bất bình trong dư luận”, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, đơn vị được giao quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn để chấm dứt thực trạng này.

Những ngôi nhà kỳ dị thế này vẫn liên tiếp xuất hiện ở Hà Nội

1km, 70 trường hợp đất “kẹt”

Từ vài năm trở lại đây, nhà siêu mỏng, siêu méo được xây dựng trên những miếng đất chỉ vài mét vuông đang làm biến dạng bộ mặt đô thị ở nhiều tuyến phố đẹp của Hà Nội. Kỷ lục được ghi nhận là “nhà” 2 tầng được xây trên diện tích đất... 2,8m2 ở đường Lê Thanh Nghị, phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng).

Là một trong những quận có khá nhiều nhà siêu mỏng trên các tuyến đường mới mở, Chủ tịch UBND quận Đống Đa, ông Trần Đức Học cho biết sau khi mở đường, đoạn đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa chỉ dài hơn 1km nhưng ở hai bên tuyến đã xuất hiện hơn 70 thửa đất “kẹt” (có kích thước hình học không bình thường). Nhiều trường hợp sau GPMB làm đường đã kịp xây dựng những ki-ốt với bề ngang chỉ vài chục centimét, chắn ngang mặt tiền của những ngôi nhà phía sau.

Theo UBND quận Đống Đa, đến nay, mới chỉ có chủ sử dụng của hơn 40 thửa đất kẹt chấp nhận hợp khối. 30 thửa còn lại các chủ đất vẫn chưa thống nhất hợp khối được vì chủ đất mặt tiền thì “đòi” giá bán quá cao, ngược lại chủ đất ở phía trong cũng gây sức ép không mua.

Ông Trần Đức Học cho rằng, với cách làm cứ mở đường đi giữa khu dân cư, GPMB theo quy hoạch kẻ vạch thẳng thì tuyến đường nào cũng phát sinh những thửa đất “kỳ dị” sau khi mở đường. Ngay cả tuyến vành đai I, đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, sắp tổ chức thi công cũng rất khó tránh được tái xuất hiện nhà siêu mỏng. Không chỉ ở quận Đống Đa, các quận nội thành khác như Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình... cũng rất sẵn nhà siêu mỏng mỗi khi có dự án xây dựng hạ tầng được triển khai.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Khắc Thọ nhìn nhận, nạn nhà siêu mỏng đang làm xấu đi bộ mặt đô thị, nhất là những tuyến phố mới mở. Phân tích nguyên nhân làm phát sinh nhà siêu mỏng, ông Nguyễn Khắc Thọ cho rằng, ngoài lý do lịch sử để lại hay chính sách đền bù, GPMB thì sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan cũng “góp” vai trò không nhỏ.

Phải kiểm điểm trách nhiệm!

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, đối phó với nạn nhà siêu mỏng, từ nhiều năm trước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương tới thành phố đều đã đề cập biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã kiến nghị cụ thể phương án xử lý đối với từng dạng vi phạm, trong đó, riêng nhà siêu mỏng xây dựng từ năm 2005 tới nay được xác định là vi phạm trật tự xây dựng, cần được xử lý theo quy định của pháp luật... Thế nhưng, thực tế là các dạng nhà siêu mỏng khác nhau bám dọc theo những công trình hạ tầng giao thông của thành phố vẫn mọc lên, bất chấp hệ thống pháp luật hiện hành.

Nhấn mạnh tới trách nhiệm của chính quyền địa phương, đại diện Sở Xây dựng nêu quan điểm: “Các công trình siêu mỏng đều không đủ điều kiện cấp phép xây dựng. Do vậy, việc cấp phép, kể cả giấy phép xây dựng tạm hoặc để tồn tại, không xử lý triệt để các công trình vi phạm kiên cố thuộc trách nhiệm của UBND quận huyện, phường xã và lực lượng thanh tra xây dựng ở cơ sở. Các đơn vị này thực hiện chưa tốt các quy định hiện hành về quản lý trật tự xây dựng cũng như ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội...”.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng, ông Nguyễn Khắc Thọ, để có thể chấm dứt tình trạng buông lỏng quản lý dẫn tới “tái phát” nhà siêu mỏng, UBND các cấp cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân được giao quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Đồng thời, có kế hoạch cụ thể xử lý các công trình siêu mỏng, siêu méo theo đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó, cần sớm có quy định về quản lý kiến trúc công trình xây dựng hai bên tuyến đường mới mở. Ngoài ra, phải thực hiện nghiêm việc đền bù, GPMB, không để phát sinh các thửa đất, ngôi nhà có kích thước hình học không hợp lý cũng như nghiên cứu triển khai các dự án xây dựng đồng bộ đường và công trình mặt phố.

Trong khi đó, một số quận lại cho rằng, khả thi nhất để hạn chế nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn là vận động để người dân hợp khối bởi giải pháp thu hồi các thửa đất “kẹt” không thể triển khai được. Lãnh đạo một quận nội thành than khó: “Muốn thu hồi đất phải có dự án, trong khi những thửa đất nhỏ đó chẳng thể làm được dự án gì và quận cũng không đủ thẩm quyền thu hồi!”.

Chính Trung

source http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69396&ChannelID=5

Friday 2 April 2010

,Điện rò rỉ từ máy ATM Agribank giết chết học sinh


Cập nhật lúc 18:51, Thứ Sáu, 02/04/2010 (GMT+7)

- Kết luận ban đầu của cơ quan chức năng khẳng định bất cứ vị trí nào trên tủ ATM đều có hiện tượng nhiễm điện. Nguồn điện cung cấp cho tủ ATM này do Agribank tự thiết kế lắp đặt thiếu an toàn bởi có nhiều mối nối bị hở.

TIN LIÊN QUAN



Lúc 14h ngày 2/4, tại nhà đại thể bệnh viện Sài Gòn, thi thể cháu Châu Linh Uyên, 10 tuổi, học sinh lớp 4 trường tiểu học Nguyễn Thái Bình (TP.HCM), nạn nhân trong vu điện giật vào chiều 1/4 đã được khâm liệm và đưa đi hỏa táng.

Đưa tiễn

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, tất cả các bạn cùng lớp với Uyên đã xếp thành hàng dài tiễn biệt người bạn vắn số về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trên những gương mặt thơ ngây đó, đã không dấu được một nỗi buồn. Một người bạn mà mới chiều qua đã cùng tung tăng nô đùa giờ đây đã bất động trong chiếc quan tài lạnh lẽo.

Khách đến viếng cố kìm nén nước mắt. Một người khách có quan hệ máu mủ với Uyên thổ lộ với chúng tôi : “Uyên là người Hoa nên theo phong tục không được khóc trong đám tang”.
Bạn cùng lớp đưa tiễn học sinh Châu Linh Uyên. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Căn phòng nơi quàn quan tài Uyên trở nên chật chội hơn khi có những mái đầu đã bạc, những bậc thầy cô, những người vốn không quen biết nhưng khi hay tin đã đến viếng. Tất cả đều im lặng lầm lũi bước đến chào Uyên lần cuối. Nhìn bức di ảnh trên nắp quan tài không ai không mủi lòng.

Ở một góc xa, 4 anh chị của Uyên dõi mắt trông về nơi đặt chiếc quan tài của đứa em bé bỏng. Tất cả đều bậm môi thất chặt và trong khóe mắt, những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má.

Thủ tục khâm liệm diễn ra thật chóng vánh và ngay sau đó di quan về lò thiêu hỏa táng. Phía trước nhà đại thể, trên lề đường Ngô Đức Kế, nhiều người buồn bã nhìn đám tang với những niềm cảm thông sâu sắc. Anh Vương Tài bán hàng ở gần đó cho biết : “Gần đây tại thành phố đã xảy ra nhiều vụ việc tương tư khiến nhiều em bị thiệt mạng. Biết bao giờ cái cảnh thương tâm này mới chấm dứt”.

Chiều ngày 1/4, sau khi tan học, cháu Uyên chưa chịu về nhà và vẫn còn nấn ná ở lại chơi cùng các bạn trên lề đường trước cổng trường. Cách đó một căn nhà là phòng giao dịch Nguyễn Thái Bình – Mạc Thị Bưởi thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank). Trước phòng giao dịch là tủ ATM đang hoạt động. Trong lúc chơi đùa cháu Uyên đã đụng vào tủ ATM này và bị điện giật gây ra cái chết thương tâm.

Tủ ATM nhiễm điện

Sau khi sự cố xảy ra, phòng kỹ thuật Điện lực Sài Gòn phối hợp cùng công an Q.1 tiến hành kiểm tra và bước đầu khẳng định bất cứ vị trí nào trên tủ đều có hiện tượng nhiễm điện. Nguồn điện cung cấp cho tủ ATM này do Agribank tự thiết kế lắp đặt thiếu an toàn bởi có nhiều mối nối bị hở.

Tủ ATM của Agribank nơi học sinh Uyên bị điện giật chết. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Anh Vương Hội Phú, một người hành nghề giữ xe gần đó cũng nói cho PV VietNamNet biết, bản thân anh cũng đã từng bị giật điện từ tủ ATM này. Anh đã phản ảnh trường hợp này với bảo vệ phòng giao dịch nhưng không hiểu vì sao vẫn không được khắc phục.

Ông Châu Đức Cường, cha của cháu Uyên cho biết ngay trong đêm xảy ra tai nạn, đại diện của Agribank đã trao cho gia đình ông 50 triệu đồng để lo mai táng.

Trường hợp của họ sinh 4 tuổi Châu Linh Uyên "chết oan" do điện rò rỉ không phải là trường hợp đầu tiên tại TP.HCM. Trước đó, học sinh Cồ Quốc Duy (Trường THCS Lý Phong) đã bị điện rò rỉ từ trụ đèn chiếu sáng trên đường Trần Hưng Đạo giật chết vào ngày 31/8/2009.

Ngày 27/9/2009, học sinh Trần Trung Huy (Q.6) là nạn nhân của trụ điện bên hông bệnh viện Q.6 rò rỉ khiến em thiệt mạng.

Vụ em Huỳnh Minh Khánh học sinh trường THCS Xuân Trường (Thủ Đức) cũng bị tử vong vì điện khi ngang qua công trường đang xây dựng.

  • Trần Chánh Nghĩa

- Kết luận ban đầu của cơ quan chức năng khẳng định bất cứ vị trí nào trên tủ ATM đều có hiện tượng nhiễm điện. Nguồn điện cung cấp cho tủ ATM này do Agribank tự thiết kế lắp đặt thiếu an toàn bởi có nhiều mối nối bị hở.

TIN LIÊN QUAN



Lúc 14h ngày 2/4, tại nhà đại thể bệnh viện Sài Gòn, thi thể cháu Châu Linh Uyên, 10 tuổi, học sinh lớp 4 trường tiểu học Nguyễn Thái Bình (TP.HCM), nạn nhân trong vu điện giật vào chiều 1/4 đã được khâm liệm và đưa đi hỏa táng.

Đưa tiễn

Dưới sự hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, tất cả các bạn cùng lớp với Uyên đã xếp thành hàng dài tiễn biệt người bạn vắn số về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trên những gương mặt thơ ngây đó, đã không dấu được một nỗi buồn. Một người bạn mà mới chiều qua đã cùng tung tăng nô đùa giờ đây đã bất động trong chiếc quan tài lạnh lẽo.

Khách đến viếng cố kìm nén nước mắt. Một người khách có quan hệ máu mủ với Uyên thổ lộ với chúng tôi : “Uyên là người Hoa nên theo phong tục không được khóc trong đám tang”.
Bạn cùng lớp đưa tiễn học sinh Châu Linh Uyên. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Căn phòng nơi quàn quan tài Uyên trở nên chật chội hơn khi có những mái đầu đã bạc, những bậc thầy cô, những người vốn không quen biết nhưng khi hay tin đã đến viếng. Tất cả đều im lặng lầm lũi bước đến chào Uyên lần cuối. Nhìn bức di ảnh trên nắp quan tài không ai không mủi lòng.

Ở một góc xa, 4 anh chị của Uyên dõi mắt trông về nơi đặt chiếc quan tài của đứa em bé bỏng. Tất cả đều bậm môi thất chặt và trong khóe mắt, những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má.

Thủ tục khâm liệm diễn ra thật chóng vánh và ngay sau đó di quan về lò thiêu hỏa táng. Phía trước nhà đại thể, trên lề đường Ngô Đức Kế, nhiều người buồn bã nhìn đám tang với những niềm cảm thông sâu sắc. Anh Vương Tài bán hàng ở gần đó cho biết : “Gần đây tại thành phố đã xảy ra nhiều vụ việc tương tư khiến nhiều em bị thiệt mạng. Biết bao giờ cái cảnh thương tâm này mới chấm dứt”.

Chiều ngày 1/4, sau khi tan học, cháu Uyên chưa chịu về nhà và vẫn còn nấn ná ở lại chơi cùng các bạn trên lề đường trước cổng trường. Cách đó một căn nhà là phòng giao dịch Nguyễn Thái Bình – Mạc Thị Bưởi thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank). Trước phòng giao dịch là tủ ATM đang hoạt động. Trong lúc chơi đùa cháu Uyên đã đụng vào tủ ATM này và bị điện giật gây ra cái chết thương tâm.

Tủ ATM nhiễm điện

Sau khi sự cố xảy ra, phòng kỹ thuật Điện lực Sài Gòn phối hợp cùng công an Q.1 tiến hành kiểm tra và bước đầu khẳng định bất cứ vị trí nào trên tủ đều có hiện tượng nhiễm điện. Nguồn điện cung cấp cho tủ ATM này do Agribank tự thiết kế lắp đặt thiếu an toàn bởi có nhiều mối nối bị hở.

Tủ ATM của Agribank nơi học sinh Uyên bị điện giật chết. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Anh Vương Hội Phú, một người hành nghề giữ xe gần đó cũng nói cho PV VietNamNet biết, bản thân anh cũng đã từng bị giật điện từ tủ ATM này. Anh đã phản ảnh trường hợp này với bảo vệ phòng giao dịch nhưng không hiểu vì sao vẫn không được khắc phục.

Ông Châu Đức Cường, cha của cháu Uyên cho biết ngay trong đêm xảy ra tai nạn, đại diện của Agribank đã trao cho gia đình ông 50 triệu đồng để lo mai táng.

Trường hợp của họ sinh 4 tuổi Châu Linh Uyên "chết oan" do điện rò rỉ không phải là trường hợp đầu tiên tại TP.HCM. Trước đó, học sinh Cồ Quốc Duy (Trường THCS Lý Phong) đã bị điện rò rỉ từ trụ đèn chiếu sáng trên đường Trần Hưng Đạo giật chết vào ngày 31/8/2009.

Ngày 27/9/2009, học sinh Trần Trung Huy (Q.6) là nạn nhân của trụ điện bên hông bệnh viện Q.6 rò rỉ khiến em thiệt mạng.

Vụ em Huỳnh Minh Khánh học sinh trường THCS Xuân Trường (Thủ Đức) cũng bị tử vong vì điện khi ngang qua công trường đang xây dựng.

  • Trần Chánh Nghĩa
  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201004/Dien-ro-ri-tu-may-ATM-Agribank-giet-chet-hoc-sinh-902136/

Thursday 1 April 2010

Các vết nứt “xé rách” mặt cầu Thăng Long


Thứ Năm, 01/04/2010 - 16:38


(Dân trí) - Vết nứt cũ vừa được hàn gắn thì vết nứt mới lại xuất hiện. Có vết nứt nghiêm trọng dài chừng 3m, rộng và sâu 10cm, như muốn “xé rách” mặt cầu Thăng Long.
>> Nứt mặt cầu Thăng Long do thi công
>> Nứt mặt cầu Thăng Long sau 3 tháng thông xe

Có mặt trên cầu Thăng Long trưa nay 1/4, PV Dân trí ghi nhận hình ảnh những vết nứt đang muốn “xé rách” lớp áo mặt cầu mới. Tại các vị trí đã được hàn gắn, vật liệu trám vá không bám dính mà bị tách rời nên các vết nứt kế tiếp xuất hiện trở lại dạng chân chim và có xu hướng lan rộng.

Trên mặt cầu hiện có 3 vết nứt lớn, trong đó làn đường từ cao tốc Nội Bài về trung tâm Hà Nội có 1 vết nứt đặc biệt nghiêm trọng với chiều dài chừng 3m, rộng và sâu tới 10cm.
Vết nứt như đang "xé rách" lớp áo mới của cầu Thăng Long

Trao đổi với PV Dân trí, ông Doãn Minh Tâm (Viện trưởng Viện KH&CN Giao thông Vận tải, Bộ GTVT) cho biết: “Đó là những vết nứt cũ được hàn gắn từ trước bằng vật liệu nguội không đảm bảo. Chúng tôi chưa kịp sửa chữa vì đang đợi thời tiết tốt hơn để sửa chữa bằng vật liệu mới SMA. Theo báo cáo của Ban 2 (PMU2 - PV) thì từ ngày 15/3 đến nay trên mặt cầu Thăng Long không xuất hiện thêm những vết nứt mới”.

Trước đó, trao đổi với báo chí trong cuộc họp công bố kết quả sơ bộ về nguyên nhân nứt mặt cầu Thăng Long, ông Tâm khẳng định sự cố nứt sẽ được khắc phục xong trước ngày 31/3.

Dưới đây là những hình ảnh mặt cầu Thăng Long nứt toác PV Dân trí ghi nhận trưa ngày hôm nay 1/4:
Sau ngày 31/3, mặt cầu Thăng Long ở cả 2 làn đường vẫn tồn tại những vết nứt












Nhiều vết nứt nghiêm trọng, sâu và rộng, như muốn "xé toạc" mặt cầu Thăng Long mới.
Châu Như Quỳnh
source
http://dantri.com.vn/c20/s20-388075/cac-vet-nut-xe-rach-mat-cau-thang-long.htm