Wednesday 29 July 2009

Quần áo chứa formaldehyd vẫn cần quan tâm

Quần áo từ Trung Quốc chứa chất độc formaldehyd. Vấn đề này ở nước ta rộ lên từ tháng 5/2009, rồi lại lắng xuống. Nhiều người nghĩ rằng chuyện không có gì đáng quan ngại. Nhưng thực ra thì không phải như thế...

Nhiều sản phẩm nhập từ Trung Quốc (nhất là qua con đường tiểu ngạch) bắt mắt và giá “rẻ đến bất ngờ” - chất lượng thấp và có thể không an toàn về mặt y tế. Người ta cứ mua và an ủi “Thôi thì tiền nào của ấy”.

Rau quả, thịt lợn, gia cầm (kể cả lục phủ ngũ tạng lợn và... chân gà) chứa những chất bảo quản với dư lượng cao, có hại cho sức khoẻ; đồ chơi trẻ em chứa các chất phẩm màu không an toàn, được sơn bằng sơn chứa chì, cadmi và crom; mỹ phẩm có chứa phẩm màu hữu cơ thế giới đã cấm từ lâu. Sữa bột trẻ em thêm melamin để qua mặt người kiểm tra hàm lượng đạm ... Và quần áo vải vóc chứa formaldehyd.

Chính Trung Quốc cũng thừa nhận :46,5% số quần áo trẻ em có formaldehyd và 32,3% số đồ chơi sản xuất từ Quảng Đông chứa các kim loại nặng có hại. Trong nước, họ đã chủ động thu hồi. Lúc này mới có những ý kiến “không chính thức” của những người có trách nhiệm ở ta.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Các sản phẩm tràn ngập trên thị trường này vẫn đang là mối nghi ngại cho khách hàng - Ảnh: Corbis, KH&ĐS


Những cảnh báo từ New Zealand

Tháng 5/ 2007, các phương tiện truyền thông New Zealand đã đồng loạt đưa tin (sau đó rất nhiều nước đã kỉểm tra và xác nhận) quần áo bằng len và vải bông không rõ xuất xứ được nhập và bày bán rộng rãi tại nước này có hàm lượng những chất độc hại rất cao. Ví dụ về formađehyd có hàm lượng cao đến 500 lần cho phép theo tiêu chuẩn của New Zealand, chứa từ 290 đến 18.000 phần triệu (ppm), trong khi 20 ppm là đã coi là nguy hại cho sức khoẻ, độ pH từ 4 đến 7,5 là có hại cho da. Những mặt hàng cụ thể chứa formaldehyd được công bố là: Vải nhung kẻ may đồ phụ nữ: 290 ppm; Áo phông Người nhện: 1.400 ppm; Pijama: 3.400 ppm; Quần trẻ em: 16.000 ppm; Quần trắng không bị bám bẩn: 18.000 ppm.

Việc điều tra được tiến hành sau đó đã khẳng định bán thành phẩm (vải vóc) hoặc thành phẩm (quần áo) là mặt hàng “made in China” (lúc đó một số quan chức TQ không thừa nhận, cho rằng chính sách bảo hộ mậu dịch trá hình). Ngoài formaldehyd, người ta còn thấy 10% quần áo được thử nghiệm chứa 1 hoặc nhiều trong số 22 loại chất nhuộm thuộc họ amin thơm đã bị cấm sử dụng ở châu Âu vì có khả năng gây ung thư. Song thực sự đáng lo ngại vẫn là formaldehyd.

Formaldehyd đưa vào vải vóc làm gì?

Nếu trong thực phẩm, người ta dùng formaldehyd để bảo quản (chính vì tác dụng diệt khuẩn cao này mà formaldehyd được dùng làm chất ướp xác và giữ thi hài để được lâu hơn tại các phòng thực nghiệm giải phẫu cơ thể học hoặc khi bố mẹ chết “nằm xuống” mà các con cái chưa về kịp) thì trong ngành dệt, người ta đưa formaldehyd vào quần áo để chống mốc, để giữ được nếp, trông như vừa mới là, làm bề mặt vải không bám bẩn và chống nhăn. Formaldehyde tạo các cầu liên kết làm bề mặt vải ổn định. Về mặt này có thể coi như formaldehyd là chất hồ vải vóc quần áo và như vậy như mọi chất hồ vải khác như tinh bột chẳng hạn, cần giặt trước khi sử dụng. Nếu mặc ngay, formaldehyd sẽ làm quần áo có mùi khó ngửi, khi tiếp xúc với da có thể gây dị ứng, mẩn ngứa với người mẫn cảm.

Tuy nhiên formaldehyd không chỉ được dùng trong ngành dệt may. Nó còn có mặt ở nhiều sản phẩm gia dụng khác mà chúng ta phải luôn luôn để mắt tới. Đó là những sản phẩm như đồ gỗ (từ chất keo dán gỗ), đồ da, sơn, các chất sát trùng, và có thể cả những sản phẩm vệ sinh cá nhân. Như vậy, formaldehyd là một chất độc thường lẩn quất trong nhà.

“Nhân thân” của formaldehyd

Mô tả ảnh.
Công nhân một nhà máy dệt ở TQ - Ảnh: AP

Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) mô tả formaldehyd là chất hữu cơ bay hơi “có thể gây ung thư cho người”. Người ta thừa nhận nếu bị phơi nhiễm formaldehyd với hàm lượng vượt quá 20 phần triệu có thể gặp những vấn đề về hô hấp, hen xuyễn và dị ứng, phát ban. Formaldehyd kích thích mắt, da và niêm mạc mũi. Lượng formaldehyd từ quần áo thoát ra phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ. Nếu giặt quần áo nhiều lần (formaldehyd rất dễ tan trong nước), phơi dưới nắng và thoáng gió thì có thể giảm hàm lượng của formaldehyd đáng kể.

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for research of cancer), một tổ chức gồm 10 nước đã kết luận rằng formaldehyd góp phần vào bệnh ung thư vòm họng và có thể cả bệnh bạch cầu. Quần áo chứa formaldehyd mức cao như trên bị cấm từ lâu ở châu Âu và năm qua tại New Zealand.

Một vài đề xuất

Từ ngày phát hiện formaldehyd có trong bánh phở (khiến một hồi phở bị lao đao), Bộ Y tế Việt Nam đã có tiêu chuẩn về formaldehyd dùng trong thực phẩm. Nhưng đối với quần áo vải vóc là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu lại chưa có tiêu chuẩn độc hại đối với formaldehyd.
Như vậy, đối với các cơ quan quản lý, hẳn có nhiều việc cần phải làm. Nhưng, trước hết, người tiêu dùng trong nước mong muốn họ lưu ý đến những việc cấp bách sau đây:

1. Các cơ quan chức năng cần ban hành tiêu chuẩn formaldehyd trong vải sợi, công bố chính thức làm cơ sở cho việc kiểm tra xuất nhập khẩu các mặt hàng dệt may, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường và hướng dẫn người tiêu dùng.
2. Tuy phát hiện quần áo Trung Quốc chứa formaldehyd, nhưng chưa biết trong quá trình sản xuất formaldehyd được đưa vào ở công đoạn nào, ở khâu nguyên liệu, khâu hoàn thiện vải hay khâu sau may quần áo. Điều đó buộc chúng ta phải đắn đo suy nghĩ, khi hàng năm chúng ta cũng nhập sợi Trung Quốc về để dệt, mua vải vóc của Trung Quốc về may...
3. Việc đánh giá hàm lượng formaldehyd trong các sản phẩm quần áo từ Trung Quốc phải có phân loại theo từng mặt. Lưu ý đến hàm lượng formaldehyd ở sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, như quần áo lót, chăn mền... Từ hàm lượng cụ thể, có những khuyến cáo loại nào phải huỷ, loại nào có thể dùng được sau khi có những xử lý cơ học, hoá học... bảo đảm loại trừ được chất độc hại nào. Có như vậy mới tránh được những lãng phí của cải chung của xã hội.

Xin nói thêm rằng tại Hà Lan tuy cấm đưa formalđehy vào các sản phẩm may mặc, nhưng đối với các mặt hàng không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể vẫn được phép lưu hành với điều kiện sau lần giặt đầu, hàm lượng formaldehyf giảm xuống dưới 120mg/kg sản phẩm, nhưng nhất thiết phải dán nhãn “Giặt trước khi sử dụng”.

Nguyễn Quốc Tín
-------------------------------------------------------------------------------------------------
source
http://vietnamnet.vn/khoahoc/2009/07/860246/

Vỡ hồ chứa nước thải có thể ảnh hưởng đến nước sinh hoạt

Vỡ hồ chứa nước thải có thể ảnh hưởng đến nước sinh hoạt

3 ngày sau khi hơn 230.000 m3 nước thải chưa qua xử lý đổ ra sông suối, chất lượng nguồn nước đầu vào cho các nhà máy nước phục vụ hàng triệu người dân có nguy cơ không đảm bảo chất lượng.
> Vỡ bờ hồ chứa, hơn 230.000 m3 nước thải đổ xuống sông

Do ô nhiễm phía hạ lưu sông Sài Gòn, nơi có 2 nhà máy nước Tân Hiệp (TP HCM) và Chánh Mỹ (Bình Dương), đêm 28/8, hồ Dầu Tiếng bắt đầu xả nước để đẩy ô nhiễm, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cho nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy.

Dòng nước thải đen kịt đổ ra sông suối. Ảnh: Minh Tâm.

Theo các nhà máy này, trong những ngày qua, chi phí sản xuất đã bị "đội lên", vì xử lý nước có nồng độ ô nhiễm tăng cao so với ngày thường, trước khi xảy ra sự cố vỡ hồ chứa nước thải ngày 25/7 tại Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN. Theo đó, hồ chứa sinh học rộng 7,7ha với dung tích chứa trên 230.000 m3 nước thải chưa qua xử lý chảy tràn ra suối Bến Ván, qua sông Thị Tính rồi sau đó đổ ra sông Sài Gòn.

Ông Nguyễn Trọng Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng cho biết, công ty đã xả tràn khối lượng 70m3/s để đẩy lượng nước ô nhiễm ra khỏi khu vực các nhà máy. Trong trường hợp cần thiết công ty sẽ nâng mức xả này lên, đảm bảo nguồn nước mặt đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho các nhà máy nước.

Còn ông Nguyễn Văn Thiền, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương cho hay, tuy mức độ ô nhiễm chưa đến mức phải đóng cửa nhà máy, nhưng phân tích mẫu nước cho thấy, nồng độ ô nhiễm của nguồn nước thô lấy từ sông Sài Gòn đã gia tăng đáng kể, chính điều này đã làm đội chi phí sản xuất của nhà máy trong những ngày qua. Các nhà máy này sẽ có kiến nghị với cơ quan chức năng đề nghị đơn vị để xảy ra sự cố khắc phục khoản chi phí phát sinh này.

Trước đó, trong buổi làm việc với các cơ quan chức năng, Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN đã giải trình nguyên nhân sự cố vỡ bờ bao là do mưa lớn kéo dài làm hồ chứa “quá tải” tràn bờ. Hơn nữa, việc người dân lấn chiếm lòng suối dẫn đến thay đổi dòng chảy gây vỡ bờ bao. Công ty bị buộc phải khắc phục tạm thời sự cố, không để nước thải ô nhiễm tiếp tục thải ra môi trường, đồng thời yêu cầu công ty phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận các thiệt hại do sự cố gây ra.

Theo ước tính thiệt hại ban đầu có khoảng 20ha cao su của người dân bị vùi dưới hàng trăm tấn bùn ô nhiễm, nhiều hoa màu đã bị dòng nước cuốn trôi mất, chưa thể thống kê đầy đủ số cá nuôi và cả cá sông đã chết bao nhiêu do nguồn nước ô nhiễm gây ra. Hiện các địa phương trong vùng ảnh hưởng đang phối hợp cùng San Miguel Pure Foods VN thống kê thiệt hại để làm cơ sở bòi thường, khắc phục hậu quả.

Minh Tâm

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA11C70/

Nuctech bị tố cám tham nhũng

Cập nhật lúc: 7/29/2009 7:11:00 PM
Nuctech bị tố cám tham nhũng

Tập đoàn Nutech do con trai Hồ Cẩm Đào lãnh đạo. Hình và ghi chú của RFI

Báo đài Trung Quốc tuyệt đối giữ im lặng về một vụ tham nhũng xảy ra tại Namibia liên quan đến một công ty quốc doanh của Trung Quốc mà con trai của ông Hồ Cẩm Đào đã từng giữ chức chủ tịch.

Ban Tuyên Huấn Trung ương của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh ngăn chặn mọi cuộc tìm kiếm trên Internet về vụ việc và đồng thời cũng ra lệnh đóng cửa các mạng xã hội trên Internet.

Trong tuần trước chính quyền Namibia đã ra lệnh bắt giam hai người Namibia và một người Trung Quốc bị cáo buộc cấu kết với nhau trong một vụ hối lộ để giành được một hợp đồng trị giá hơn 55 triệu đôla hồi tháng 5 năm 2008. Đây là hợp đồng trang bị máy scanner và thiết bị kiểm soát an ninh của Nuctech tại các sân bay và hải cảng trên lãnh thổ Namibia.

Nuctech là công ty công nghệ cao do trường Đại học Thanh Hoa (ở Bắc Kinh ) thành lập và hiện nay là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới về kỹ thuật soi điện tử. Cho đến cuối năm ngoái con trai chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Hồ Hải Phong, 38 tuổi, là chủ tịch của Nuctech.

Hiện nay ông đang giữ một vai trò lãnh đạo trong tập đoàn Thanh Hoa (Tsinghua Holdings) tập đoàn mẹ của Nuctech. Ông Hồ Hải Phong là cựu sinh viên trường Đại học Thanh Hoa và ông có bằng thạc sĩ vật lý kỹ thuật.

Chủ tịch uỷ ban chống tham nhũng của Namibia cho biết muốn thẩm vấn ban giám đốc Nuctech, kể cả ông Hồ Hải Phong. Nhưng vào thời điểm này, con trai của ông Hồ Cẩm Đào không phải là một nghi phạm mà có thể chỉ là một nhân chứng (Nguồn RFI).

source
TiVi Tuan San

Tuesday 28 July 2009

Ì ạch những “siêu nhà máy giấy”

Ngày 28.07.2009 Giờ 10:47

Ì ạch những “siêu nhà máy giấy”

SGTT - Tháng 3.2006, tại Long An, công ty Tracodi long trọng khởi công nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam trị giá 2.000 tỉ đồng. Tháng 6.2007, tại Hậu Giang, lễ khởi công xây dựng “siêu nhà máy giấy” Lee&Man Việt Nam được tổ chức hoành tráng. Tuy nhiên, sau khi rầm rộ khởi công các “siêu nhà máy” đã đi vào “con đường ì ạch”!

“Đại công trường” xây dựng nhà máy bột giấy Phương Nam ở Long An vẫn ngổn ngang vật tư, thiết bị

"Siêu nhà máy giấy” Lee&Man được xây dựng tại cụm công nghiệp Phú Hữu A (xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), được giới thiệu có vốn đầu tư 1,2 tỉ USD (100% của nước ngoài), trên diện tích 200ha, mỗi năm sản xuất 420.000 tấn giấy và 150.000 tấn bột giấy.

Quảng cáo nghe thấy sướng!

Khi đi vào hoạt động ổn định, Lee&Man sẽ nâng công suất lên hai triệu tấn giấy và bột giấy/năm. Tại lễ khởi công, nhà đầu tư tuyên bố sau 14 tháng thi công xây dựng, tháng 10.2008 “siêu nhà máy giấy” này sẽ hoạt động, cần đến 8.000 lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp trên diện tích 120.000ha đất trồng cây tràm làm nguyên liệu. Nhưng đến tháng 7.2009, siêu dự án này vẫn còn ngắc ngoải.

Tương tự, ngày khởi công nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam trị giá 2.000 tỉ đồng của công ty Tracodi (công ty Đầu tư phát triển giao thông vận tải, thuộc tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 – bộ Giao thông vận tải) tại xã Thuận Nghĩa Hoà (huyện Thạnh Hoá, Long An), nhà đầu tư “rao” công nghệ ở đây tiên tiến nhất nước. Mỗi năm nhà máy tiêu thụ 600.000 tấn nguyên liệu để cho ra 100.000 tấn bột giấy trắng tiêu chuẩn châu Âu. Nhà máy sẽ hoàn thành vào tháng 8.2007 và tỉnh Long An phải có 20.000ha đất trồng đay để đủ nguyên liệu hoạt động. Nhà máy sẽ mở màn cho quá trình công nghiệp hoá vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, sẽ có 20.000ha đất trồng lúa năng suất thấp chuyển sang trồng cây đay, trên 30.000 lao động sẽ gắn bó với nhà máy đay và có cuộc sống sung túc hơn làm lúa.

Tuy nhiên, cho đến nay, dù UBND tỉnh Long An đã nhiều lần gia hạn, nhà máy bột giấy Phương Nam vẫn còn là một đại công trường.

Được cứu vẫn chưa “sống”

Tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Nhẫn, phó chủ tịch UBND xã Phú Hữu A, cho biết toàn xã có 2.700 hộ dân với hơn 12.000 nhân khẩu, 8.000 người trong độ tuổi lao động, chủ yếu là làm nông. Việc “siêu nhà máy giấy” Lee&Man chiếm 200ha đất làm nhiều người mất đất. Năm 2008, toàn xã đã có hơn 1.200 lao động đi tìm việc làm ngoài tỉnh, cơ hội làm việc trong các dự án công nghiệp ở xã gần như bằng không.

Ông Châu Ngọc Triêm, phó trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Hậu Giang, cho biết nếu suôn sẻ thì đến giữa năm 2010 nhà máy giấy Lee&Man mới có thể hoạt động (?). Với các dự án khác thì có thể rà soát, thu hồi, nhưng với dự án “siêu nhà máy giấy” thì tỉnh chỉ có thể… từ từ năn nỉ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ!

Theo các nhà khoa học ở đồng bằng sông Cửu Long, khi hoạt động “siêu nhà máy giấy” Lee&Man cần từ 2,5 – 2,8 triệu tấn nguyên liệu/năm, tức cần 270.000ha rừng tràm. Trong khi cả đồng bằng sông Cửu Long có chưa đầy 180.000ha rừng tràm làm nguyên liệu giấy. Trước viễn cảnh đó, chủ đầu tư Lee&Man tuyên bố sẽ nhập khẩu giấy phế liệu để sản xuất khiến nguy cơ ô nhiễm càng nghiêm trọng.

Năm 2007, Long An đã “hố to” khi phát động nông dân các huyện Thạnh Hoá, Tân Thạnh, Mộc Hoá ồ ạt trồng gần 10.000ha đay để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Phương Nam. Nay hàng chục ngàn nông dân phải bán đổ cây đay với giá rẻ mạt. Ông Nguyễn Văn Lâm, chủ tịch xã Thạnh Phúc (Thạnh Hoá), cho biết năm nay diện tích đất trồng đay của xã chỉ còn 250ha so với năm 2007 là 3.000ha, nhưng nhà nông vẫn lỗ 5 – 7 triệu đồng/ha.

Để “cứu” nhà máy Phương Nam, tháng 6.2009 Chính phủ đã yêu cầu tổng công ty Giấy Việt Nam phải tiếp nhận nguyên trạng tài sản, vật tư, công nợ, hồ sơ, tài liệu, lao động… của nhà máy bột giấy Phương Nam, phối hợp với tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tiếp tục thực hiện dự án; tiếp tục cho dự án này vay uỷ thác vốn đầu tư còn thiếu từ nguồn vốn kinh doanh của tổng công ty hoặc quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương… Dù vậy, đến nay nhà máy bột giấy Phương Nam vẫn “án binh bất động”.

Bài và ảnh: Hùng Anh

Cần Thơ: sân golf “treo” giữa lòng thành phố

Tháng 8.2004, UBND TP Cần Thơ giao cho công ty TNHH thương mại và xây dựng Hồng Lam (TP.HCM) 151ha đất ở ấp Bình Chánh (phường Long Hoà, quận Bình Thuỷ TP Cần Thơ) để làm sân golf 18 lỗ. Kèm theo sân golf là cụm khách sạn, siêu thị, sân đua chó, nền nhà liên kế, biệt thự… Gần như toàn bộ ấp Bình Chánh gồm 161ha và 506 hộ dân, trong đó hơn 70% là đất trồng chanh, bị dự án sân golf nuốt trọn. Nhưng sau khi triển khai quy hoạch chi tiết 1/500, kê biên tài sản, đất đai, cây trồng của người dân, chủ đầu tư dự án… “mất tăm”.
Năm năm qua, hơn 150ha đất bị bỏ hoang. Do sân golf “treo hoài không rớt”, nên nhiều người không thể sang nhượng đất đai, con cái ra riêng không thể chia đất, xây dựng nhà vì không làm được giấy chủ quyền. Ông Trần Bá Tòng, chủ 10.000m2 đất vườn trồng cam, xoài, than thở: “Không hiểu sao mấy ông chính quyền lại cho đặt cái sân golf ở giữa lòng đô thị. Bà Lê Minh Xuyến, chủ tịch UBND phường Long Hoà cho biết, ngoài những thỉnh cầu của dân, UBND phường cũng rất nhiều lần nêu kiến nghị với các cơ quan hữu trách của thành phố, yêu cầu giải thích vì sao sân golf treo quá lâu, nhưng không ai trả lời.

source

http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=54688&fld=HTMG/2009/0726/54688

Ẩn họa tai nạn lao động tại nhiều cao ốc

Ẩn họa tai nạn lao động tại nhiều cao ốc

Công trình thi công không có lưới rào chắn, công nhân không đeo dây bảo hiểm khi thao tác trên tầng cao. Theo Sở Lao động Hà Nội, thay vì bớt xén vật liệu, nhiều nhà thầu có xu hướng cắt giảm chi phí đầu tư thiết bị an toàn.
> Tai nạn chết người liên tiếp tại công trình cao nhất VN/ Đình chỉ thi công cao ốc xảy ra 2 vụ chết người liên tiếp

Ngày 22/7, tại hiện trường tai nạn tại tòa nhà Landmark Tower (do tập đoàn Keang Nam làm chủ đầu tư) những tấm lưới chắn phủ lác đác một số tầng. Theo quy định, khu vực xây dựng phải bao phủ bằng lưới để chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiết bị rơi xuống, đặc biệt, sẽ giảm thương vong khi tai nạn lao động xảy ra.

Tòa nhà của tập đoàn Keang nam có lưới bao quanh một vài tầng. Ảnh chịp ngày 22/7: Anh Thư.

Ngày 27/7, sau 5 ngày bị đình chỉ thi công, hàng trăm công nhân tại công trường Landmark Tower đã trở lại làm việc, những tấm lưới cũng đã được phủ tại các tầng. Tai nạn lao động lại xảy ra tại tầng 13, nhưng khi rơi đến tầng 8-9, tấm cốp pha bị mắc vào dây lưới và giữ lại cả 3 công nhân, cán bộ kỹ thuật. Những công nhân này đã may mắn hơn các đồng nghiệp trước đó.

Ngoài lý do thiếu rào chắn, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó ban Thanh tra an toàn lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội nhận xét, nhiều vụ tai nạn trên cao do công nhân không đeo dây bảo hiểm. Theo quy định, làm việc tại độ cao trên 2 mét là phải có dây an toàn.

Theo quan sát của VnExpress.net sáng nay, tại công trình tòa tháp Landmark Tower, mặc dù xảy ra 3 vụ tai nạn liên tiếp nhưng một số công nhân làm việc tại mép biên của công trình vẫn không đeo dây an toàn.

Trước đó, ngày 14/7, tại cao ốc trên phố Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm) cũng xảy ra một vụ tai nạn làm một người thiệt mạng. Trong lúc thi công trên tầng 22, nam công nhân với tay ra ngoài lấy tấm kính vào lắp đặt, thì dây cáp treo mang vật liệu xây dựng bị đứt, khiến anh bị mất đà, ngã xuống đất, tử vong tại chỗ.

Ngày 25/3, tại tòa nhà 173 Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy), do bất cẩn và không có bảo hộ lao động, anh Trần Văn Kiên (trú tại Phổ Yên, Thái Nguyên) đã ngã từ tầng 4 xuống đất, chấn thương sọ não và tử vong.

Nhiều công nhân
Ngay sau khi thi công trở lại, tai nạn lao động lại xảy ra tại tòa tháp của Keangnam. Ảnh chụp chiều 27/7: P.V.

Một đại diện tư vấn giám sát (đề nghị giấu tên) cho biết, vấn đề nổi cộm hiện nay là lao động lành nghề trong ngành xây dựng rất hiếm, phần lớn là lao động phổ thông theo thời vụ. Các thiết bị an toàn lao động có trang bị song vẫn theo hình thức, không được nghiệm thu. Ngoài ra, khâu kiểm tra, giám sát của địa phương buông lỏng, mức phạt chưa mang tính răn đe. Nếu có chế tài như: nhà thầu mắc lỗi sẽ bị ngừng thi công thì các đơn vị sẽ quan tâm hơn đến an toàn lao động.

Theo ông Nguyễn Xuân Kỳ, nhiều vụ tai nạn xảy ra là do cả công nhân và người sử dụng lao động. Công nhân làm khoán thời vụ nên có tâm lý làm cho xong việc. Còn người sử dụng lao động thường chạy theo lợi nhuận, chưa trang bị kiến thức an toàn lao động bài bản cho công nhân.

"Các nhà thầu thường cắt giảm chi phí đầu tư các thiết bị an toàn thay vì bớt xén vật liệu. Trong khi đó, nhà nước không quy định rõ kinh phí an toàn lao động, ở các nước thường quy định chiếm 1-3% chi phí công trình", ông Kỳ cho biết.

Ông Kỳ cho biết, trong quá trình kiểm tra, các lỗi vi phạm phổ biến được phát hiện là người sử dụng lao động không mang trang bị thiết bị an toàn, không huấn luyện và khám sức khỏe cho công nhân, không ký hợp đồng lao động. Ngoài ra, người lao động cũng có nhiều lỗi như không sử dụng dây an toàn hoặc không móc dây vào điểm cố định, không theo dõi những quy trình bắt buộc.

Theo Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội, 6 tháng qua, tai nạn khi xây dựng chiếm gần 60% tổng số vụ tai nạn lao động trên địa bàn. Trong tháng 7, thành phố xảy ra 12 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm chết 13 người. Trong đó, ngành xây dựng có 7 vụ chết người, khá nhiều vụ có công nhân xây dựng rơi từ tầng cao xuống.

Ngày 27/7, Sở Xây dựng Hà Nội đã có công văn chỉ đạo các chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tăng cường các biện pháp, trang thiết bị nhằm đảm bảo an toàn lao động trên công trường. Công nhân phải được học tập những biện pháp thi công mới nếu công trình được áp dụng các công nghệ hiện đại.

Đoàn Loan

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA11B48/

Khi nhà đầu tư đủng đỉnh làm dự án

Khi nhà đầu tư đủng đỉnh làm dự án

TT - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin) có rất nhiều dự án đầu tư hoành tráng ở phía Nam. Tuy nhiên, sau khi được giao đất thì các công ty “con” của Vinashin lại đủng đỉnh triển khai. Đến nay có ít nhất hai dự án bị các địa phương đề nghị thu hồi.

Nhà máy đóng tàu Vinashin Cà Mau được triển khai từ năm 2003 đến nay mới chỉ được 64% khối lượng - Ảnh: D.K.

Cuối tháng 7-2009, đi dọc đê biển Vàm Láng, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), nhiều người giật mình vì cánh rừng phòng hộ ven biển đã biến mất. Thay vào đó là một khu đất rộng mênh mông được bơm cát san lấp mặt bằng. Trên bờ đê có tấm biển nhỏ công bố quy hoạch hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) tàu thủy Soài Rạp rộng 285ha. Người dân ở đây cho hay cánh rừng phòng hộ này đã được Công ty TNHH một thành viên phát triển công nghiệp tàu thủy phía Nam (Vinashin phía Nam) thuê người đốn bỏ rồi san lấp từ năm 2007.

Chưa có giấy phép đã san lấp mặt bằng

Ông Võ Văn Năm, trưởng Ban quản lý các KCN Tiền Giang, xác nhận Vinashin phía Nam đã san lấp mặt bằng được hơn 200ha tại khu đất này, nhưng hiện tỉnh chưa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp này.

Theo Ban quản lý các KCN Tiền Giang, từ tháng 4-2007 sau khi kiểm kê đền bù, Vinashin phía Nam đã thực hiện việc san lấp mặt bằng mà không triển khai thủ tục để thành lập KCN tàu thủy Soài Rạp. Và từ đó đến nay Ban quản lý các KCN Tiền Giang liên tục hối thúc Vinashin phía Nam lập quy hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường... để tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng đến giữa tháng 7-2009 tỉnh mới nhận được quy hoạch chi tiết 1/2.000.

Sở Xây dựng Tiền Giang cho biết KCN tàu thủy Soài Rạp được giao cho Vinashin phía Nam có vị trí đẹp nhất trong hệ thống các khu - cụm công nghiệp được quy hoạch ven sông Vàm Cỏ và cửa Soài Rạp vì luồng rộng, sâu và rất gần TP.HCM. Theo quy hoạch, Vinashin phía Nam sẽ xây dựng nhà máy đóng tàu vận tải 100.000 DWT, các loại tàu chuyên dụng, tàu nhỏ, tàu chở khách...

Trong lúc tiến hành phá rừng san lấp mặt bằng KCN tàu thủy Soài Rạp, Vinashin phía Nam có văn bản “xin” thêm 200ha đất liền kề KCN này để mở rộng quy mô. Ban đầu UBND tỉnh Tiền Giang chủ trương đồng ý đề nghị này. Tuy nhiên sau hai năm hối thúc dự án cũ không có kết quả, ngày 30-6-2009 chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã có văn bản rút lại chủ trương cấp thêm 200ha đất cho Vinashin phía Nam. Riêng với dự án KCN tàu thủy Soài Rạp, ngày 25-7 ông Đỗ Tấn Minh - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang - khẳng định Ban thường vụ tỉnh ủy vừa họp và thống nhất giao UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi chủ trương đầu tư.

Nhận đất rồi... bỏ đó

Tại Cà Mau, Vinashin cũng được giao thực hiện hai dự án lớn là cụm công nghiệp Năm Căn (rộng hơn 220ha) và cảng Năm Căn (rộng 12ha) nhưng đến nay việc triển khai ở tốc độ rùa.

Đối với dự án cụm công nghiệp Năm Căn, khởi đầu từ năm 2003 UBND tỉnh Cà Mau giao cho Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cà Mau (Vinashin Cà Mau) 58ha đất tại thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) để xây dựng nhà máy đóng tàu. Đến năm 2007, tỉnh mở rộng thành cụm công nghiệp Năm Căn với 220ha (bao gồm cả nhà máy đóng tàu đang xây dựng) và tiếp tục giao cho Vinashin làm chủ đầu tư. Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng lên đến 850 tỉ đồng, nhưng đến nay dự án này vẫn giậm chân tại chỗ.

Khu đất quy hoạch cụm công nghiệp này hiện vẫn là rừng, chưa san lấp mặt bằng. Riêng nhà máy đóng tàu đến nay mới triển khai được 64% khối lượng giai đoạn 1. Hiện trong khu này đã xây dựng một xưởng đóng tàu và lác đác vài công nhân đang... đóng sà lan.

Tương tự, dự án cảng Năm Căn được tỉnh Cà Mau khởi công xây dựng từ năm 1998 với tổng vốn đầu tư 111 tỉ đồng. Đây là cảng biển quốc tế nối biển Đông và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, do thiếu vốn đầu tư nên tiến độ xây dựng rất ì ạch. Đến đầu năm 2007 Công ty TNHH một thành viên cảng Năm Căn (trực thuộc Vinashin) tiếp nhận lại cảng này và đề ra kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác cuối năm 2009.

Theo dự án, cảng Năm Căn khi hoàn thành có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 5.000-12.000 tấn, công suất xếp dỡ hàng hóa 800.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo Ban quản lý các KCN Cà Mau, đến thời điểm cuối tháng 7-2009 dự án cảng Năm Căn chỉ mới triển khai được khoảng 30% khối lượng, chủ yếu là trải đá một số tuyến đường nội bộ. Chủ đầu tư cũng không xác định được khi nào hoàn thành đưa vào khai thác cảng này.

Ban quản lý các KCN Cà Mau đã hai lần gửi văn bản mời lãnh đạo Vinashin Cà Mau cũng như Tập đoàn Vinashin đến làm việc để bàn hướng tháo gỡ khó khăn, nhưng không ai đến mà cũng không có văn bản phản hồi. Ông Dương Tiến Dũng, phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, bức xúc: “Nếu Vinashin Cà Mau ngâm dự án cụm công nghiệp Năm Căn lâu quá thì tỉnh sẽ thu hồi chủ trương đầu tư để giao cho nhà đầu tư khác. Còn dự án cảng Năm Căn thì trước mắt tỉnh tiếp tục đôn đốc”.

Sợ chưa phát huy hiệu quả vốn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Hòa Bình, phó giám đốc Vinashin phía Nam, cho biết sở dĩ việc lập các thủ tục đầu tư KCN tàu thủy Soài Rạp chậm là do trục trặc ở một số khâu. Tuy nhiên, đến nay Vinashin phía Nam cũng hoàn thành quy hoạch chi tiết và đã trình UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, phê duyệt. Riêng báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN này cũng đã được báo cáo trước hội đồng của Bộ Tài nguyên-môi trường. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì Vinashin phía Nam sẽ tiếp tục triển khai dự án.

Trong khi đó ông Đỗ Văn Kết, đại diện Vinashin Cà Mau, giải thích tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp Năm Căn chậm là do chưa có nhà đầu tư đăng ký thuê đất tại cụm công nghiệp này. Vì sợ đồng vốn bỏ ra không phát huy hiệu quả nên Vinashin Cà Mau chưa mạnh dạn đầu tư.

V.Tr.

Chủ đầu tư vẫn... bặt vô âm tín

Theo nguồn tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận, sau khi lãnh đạo tỉnh này có văn bản yêu cầu Tập đoàn Lion Group (Malaysia) (đơn vị liên doanh với Vinashin thực hiện dự án khu liên hợp thép Cà Ná tại huyện Ninh Phước với kinh phí lên đến 9,8 tỉ USD) xác định chính kiến rõ ràng về khả năng thực hiện dự án này, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa trả lời.

Theo Sở Công nghiệp Ninh Thuận, từ sau ngày dự án động thổ (23-11-2008), UBND tỉnh và các ngành chức năng rất nhiều lần nhắc nhở yêu cầu Vinashin và Lion Group nhanh chóng chi trả hơn 46 tỉ đồng tiền đền bù mặt bằng còn thiếu của hàng trăm hộ dân vùng dự án (84,3/130 tỉ đồng) nhưng đến nay vẫn... bặt vô âm tín.

L.Trường

VÂN TRƯỜNG - DUY KHANG

source

http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328687&ChannelID=204

Thêm 3 người bị rơi từ công trường cao ốc Keangnam

Thêm 3 người bị rơi từ công trường cao ốc Keangnam

Trưa 27/7, ngay sau khi thi công trở lại, 3 công nhân và cán bộ kỹ thuật làm việc tại hầm thang máy tầng 13 Hanoi Landmark Tower đã trượt chân, rơi cùng tấm cốp pha xuống phía dưới.
> Đình chỉ thi công cao ốc xảy ra 2 vụ chết người liên tiếp/ Chủ tịch Keangnam Vina xin lỗi về 2 vụ tai nạn

Theo các nhân chứng, khi rơi đến khoảng tầng 8-9, tấm cốp pha bị mắc và giữ lại cả 3 người. Một người bị thương nặng, bất tỉnh, hai người còn lại bị xây xát và chấn thương ở lưng, được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. 3 nạn nhân đều thuộc Công ty CP Xây dựng số 1 (COFICO).

Tòa tháp A là nơi đã xảy ra tai nạn làm 2 công nhân chết trước đó 6 ngày.

Coogn trình
Theo chủ đầu tư, Hanoi Landmark Tower sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam. Ảnh: Anh Thư

Theo ghi nhận của phóng viên VnExpress.net, ngày 27/7, tại các công trình này, hàng trăm công nhân Công ty CP Xây dựng số 1 (COFICO), Công ty CP Xây dựng địa ốc Hòa Bình đã quay trở tiếp tục làm việc, máy móc, thiết bị cũng đã hoạt động trở lại sau 4 ngày ngừng thi công.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Bùi Văn Chiểu, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, tỏ ý ngạc nhiên khi biết tiếp tục có 3 người bị thương tại công trường xây dựng của nhà thầu Keang nam. Ông cho biết, công trình này tiếp tục phải đình chỉ thi công để làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn. Sở sẽ có cuộc làm việc với chủ đầu tư để chấn chỉnh công tác an toàn lao động.

Như vậy, chỉ trong 1 tuần đã xảy ra 3 vụ tai nạn trên công trường Keang nam làm 4 người chết, 3 người bị thương. Trước đó, sau 2 tai nạn liên tiếp, chủ đầu tư là Tập đoàn Keangnam đã gửi lời xin lỗi về sự việc và cam kết phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân tai nạn.

Ông Ha Jong Suk, Chủ tịch Keangnam Vina khi đó cũng khẳng định, kiểm tra đầy đủ về biện pháp thực thi an toàn lao động của toàn bộ các nhà thầu. Chỉ sau khi kiểm tra thực hiện đánh giá "đảm bảo an toàn", việc thi công của từng nhà thầu mới được tiếp tục.

Anh Thư - Đoàn Loan

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA11B71/

Thịt bẩn hay kinh doanh bẩn?

Ngày 27.07.2009 Giờ 14:07

Thịt bẩn hay kinh doanh bẩn?

SGTT - Thừa nhận Vinafood có hành vi dán chồng nhãn trên sản phẩm quá hạn, ông Cáp Văn Thái, tổng giám đốc công ty Vinafood đề nghị sử dụng các lô hàng quá đát cho thức ăn gia súc. Theo ý kiến của bạn đọc gửi về Sài Gòn Tiếp Thị, ranh giới giữa thực phẩm và thức ăn gia súc với doanh nghiệp như Vinafood, không phải ở hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm hay đạo đức kinh doanh, mà là sự phát hiện của cơ quan chức năng. Dưới đây là 7 trong số hàng trăm ý kiến gởi về toà soạn trong mấy ngày qua

Lê Chí Thiện: người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin trung thực

Những ý kiến của các đại gia trong ngành thực phẩm tại cuộc họp sáng 23.7 do trung tâm Thú y vùng VI tổ chức đã xem thường người tiêu dùng. Họ đã “bỏ quên” đạo đức kinh doanh, đặt sức khoẻ và sinh mệnh người tiêu dùng (NTD) dưới quyền lợi nhỏ nhen của công ty, thậm chí họ còn cố tình vi phạm pháp luật khi tự ý lấy hàng đang bị niêm phong đem bán ra thị trường.

NTD có quyền được cung cấp thông tin trung thực. Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ các ý kiến và quan điểm rõ ràng của lãnh đạo chi cục Thú y TP.HCM bác bỏ các thái độ “cố lỳ”, các ý kiến thiếu trách nhiệm và thiếu cả lương tâm của các công ty này. Hình ảnh của các công ty này sẽ bị đánh mất, và niềm tin của NTD sẽ không còn đối với những đại gia này. Rõ ràng khi bước vào cuộc chơi lớn của kinh tế thị trường đã có nhiều tên tuổi lớn nhưng vẫn mang trên mình nhiều suy nghĩ nhỏ. NTD thông minh sẽ tỏ rõ thái độ ứng xử tương xứng!

(thientailor.mt...@gmail.com)

Trần Thị Phương Vân, phường 12, quận 10: người dùng có thể tẩy chay hàng hoá

Mấy hôm nay tôi không dám mua thịt mà chỉ mua cá cho cả nhà ăn. Người bán tinh vi lắm, nhìn thịt đâu biết sạch hay không sạch. Đây là doanh nghiệp có tên tuổi lớn vậy mà làm mất uy tín. Người tiêu dùng mất lòng tin thì hàng hóa sẽ dễ bị tẩy chay. Nghe nói lúc trước miền Bắc đã bị thịt bẩn nhập khẩu, vậy mà trong Nam cũng nhập tiếp để làm hại dân mình.

Võ Thị Thanh Kiều, phường 2, quận 6: chạy theo lợi nhuận, bất chấp lợi ích người tiêu dùng

Nghe vụ thịt bẩn tôi thấy bức xúc vô cùng. Làm kinh doanh mà không có đạo đức. Vì lợi nhuận mà không nghĩ chút gì đến những NTD. Không biết trước giờ tôi đã ăn loại thịt quá đát này chưa? Về lâu dài phát sinh bệnh làm sao biết được. Trách nhiệm này thuộc về ai?

Ông Nguyễn Chí Nguyện, tổng thư ký hội Lương thực phẩm TP.HCM: kinh doanh không thể bất chấp

Tôi cảm thấy sốc về cái gọi là kinh doanh ở đây đang chà đạp lên tất cả. Đứng về mặt khoa học, không thể có loại thức ăn nào mà sau khi đông lạnh có thời hạn sử dụng mãi mãi. Đông lạnh chỉ là quá trình ngăn cản vi khuẩn xâm nhập và làm chậm quá trình phân huỷ, phát triển của những vi khuẩn trong thực phẩm.

Đứng về khía cạnh tâm lý, người châu Á, và nhất là người Việt Nam xưa nay phân định rõ thức ăn cho người và cho gia súc. Vậy thì Vinafood đang bán loại thực phẩm gì mà ranh giới giữa thức ăn cho người và thức ăn cho con vật chỉ khác nhau ở chỗ có bị cơ quan chức năng phát hiện ra hay không: chưa phát hiện thì bán cho người còn nếu bị phát hiện thì bán làm thức ăn gia súc.

Ông Nguyễn Xuân Bình, phó giám đốc trung tâm Thú y vùng VI: quy định có, thực hiện khó

Theo quy định, các mẫu phải được lấy ngẫu nhiên từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, nhưng cán bộ thú y không thể chui sâu vào container lạnh, rồi đảo lộn cả container lên để lấy hết được, mà chỉ lấy vài mẫu tượng trưng bên ngoài. Trong khi, một container có khi “độn” nhiều sản phẩm khác nhau, ghi ngày sản xuất, hạn dùng khác nhau. Nếu chỉ lấy được mẫu phía ngoài để xét nghiệm, cấp giấy chứng nhận cho cả container thì phần còn lại chưa chắc đã đạt. Giải pháp đưa hàng về kho doanh nghiệp rồi mới tiến hành lấy mẫu, cấp giấy thì lại sợ khi phát hiện sai phạm, khó có thể buộc tái xuất, hàng dễ bị tẩu tán.

Quy định nêu rõ: thú y địa phương có trách nhiệm giám sát từng ký thịt đưa vào, xuất ra, bán đến tay người tiêu dùng. Thế nhưng, do doanh nghiệp nhập về quá nhiều, trữ hàng ở nhiều địa điểm khác nhau; trong một kho lại có nhiều đợt hàng, nhiều chủng loại ghi ngày sản xuất, hạn dùng khác nhau. Có khi chưa bán hết đợt hàng này, doanh nghiệp đã nhập về “tấp” thêm vào nên thú y địa phương không tài nào nắm hết lượng hàng đã ký giấy cho xuất đi là bao nhiêu, hàng tồn còn lại là bao nhiêu? Vì bất lực trong kiểm tra, giám sát nên những trường hợp doanh nghiệp gian dối, cố tình tìm cách tuồn hàng quá đát như Vinafood đã thừa nhận là không tránh khỏi.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu: vi phạm nghiêm trọng, có thể tước giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Khi Vinafood cố tình vi phạm, dán nhãn thêm hạn sử dụng cho sản phẩm là hành vi vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vinafood biện hộ việc làm đó là do kinh tế khó khăn, hàng chậm tiêu thụ… đó là câu trả lời đối phó, trả lời cho qua chuyện. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần phải vào cuộc, thanh tra sự việc này. Đây là hành vi coi thường pháp luật của Vinafood. Khó khăn về kinh tế là khó khăn chung, nhưng không phải vì vậy mà công ty coi thường người tiêu dùng.

Về hình thức xử lý, trước hết, sở Công Thương cần xử phạt hành chính với Vinafood. Nếu có dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng thì có thể khởi tố về mặt hình sự đối với Vinafood. Các cơ quan thanh tra phải vào cuộc để thanh tra toàn diện các hoạt động của công ty này xem công ty có nhập lậu thực phẩm hay không, các sản phẩm nhập về có đủ vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Cần phải thanh tra liên ngành: công an, quản lý thị trường, chi cục thú y,… Xem xét hành vi nếu vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực thương mại theo nghị định 08 của Chính phủ có thể sử dụng hình phạt bổ sung, như tước giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bà Nguyễn Thị Hải, chủ siêu thị Hà Nội: xã hội có hành động kiên quyết mới triệt tiêu các hành vi làm ăn gian dối

Vụ Vinafood một lần nữa cho thấy giữa giấy tờ chứng nhận của cơ quan chức năng với thực tế chất lượng sản phẩm của các công ty luôn có sự khác biệt. Khi nhà cung cấp cố ý luồn lách, các cơ quan chức năng lơ là thì siêu thị cũng đành bó tay, vì hầu hết các mặt hàng vào siêu thị từ trước đến nay đều có giấy tờ hợp lệ. Do vậy, giấy tờ chỉ là thủ tục hành chính, điều quan trọng là sự quyết định riêng của nhà kinh doanh siêu thị.

Đã từng có các vụ siêu thị tẩy chay không bán sữa nhiễm melamine, không bán nước tương chứa 3MCPD và mới đây là đẩy hàng của Tân Hiệp Phát ra khỏi quầy vì nghi dùng hương liệu quá hạn… Với vụ thực phẩm quá hạn của Vinafood này, nếu các cơ quan chức năng tìm ra nhà chế biến, cơ sở sản xuất nào tiêu thụ thì nhanh chóng công bố, để các siêu thị cùng nhau đẩy sản phẩm ra khỏi quầy. Xã hội có hành động kiên quyết, thì các hành vi làm ăn gian dối mới bị triệt tiêu được.

Nhóm PV

source
http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=54726&fld=HTMG/2009/0726/54726

Saturday 25 July 2009

Giám đốc Vinafood: Lô nào “có vấn đề” sẽ làm thức ăn gia súc

Chủ Nhật, 26/07/2009, 08:44 (GMT+7)

Giám đốc Vinafood: Lô nào “có vấn đề” sẽ làm thức ăn gia súc

Ông Cáp Văn Thái
TT - Liên quan đến hàng chục tấn thực phẩm tồn kho được Công ty cổ phần Thực phẩm VN (Vinafood) dán chồng hạn sử dụng mới đưa ra thị trường tiêu thụ, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông CÁP VĂN THÁI - giám đốc công ty.

Ông Thái thừa nhận hiện Vinafood có khoảng 1.000 tấn thịt đông lạnh nhập khẩu đang tồn kho ở năm cảng Bình Dương, TP.HCM (trong số này có cả những lô hàng mà lực lượng thú y nghi ngờ về tính hợp pháp và yêu cầu Vinafood cung cấp hồ sơ gốc để chứng minh nguồn gốc). Ông Thái cũng thừa nhận công ty có sai phạm khi điều chỉnh hạn sử dụng và bán một lượng lớn sản phẩm này ra thị trường.

* Nhập các sản phẩm động vật đông lạnh (đầu heo, móng heo, xúc xích...) vào VN, Vinafood có tuân thủ đúng các quy trình kiểm dịch nhập khẩu?

- Hàng nhập khẩu về Vinafood đều phải thông báo cho Cơ quan Thú y vùng 6, sau đó họ xuống cảng hoặc xuống kho mở container để lấy mẫu xét nghiệm và cấp chứng thư. Hàng để trong kho muốn xuất bán đi đâu Vinafood phải báo cho thú y đến làm giấy kiểm dịch lần nữa mới cho xuất đi. Các lô hàng mà báo chí nói “có vấn đề” ở các kho thực chất chỉ có 946 thùng xúc xích (10 tấn) ở cảng Rau Quả (Q.7). Sắp tới, khi cơ quan chức năng xác định lô hàng nào “có vấn đề” thì chúng tôi xin chuyển qua làm thức ăn cho gia súc hoặc xin tái xuất.

* Thế còn việc Vinafood tẩu tán gần 14 tấn thịt heo đông lạnh bị niêm phong, thưa ông?

- Chúng tôi không dám làm chuyện như thế. Lô hàng đó đang bị giải trình về hạn sử dụng. Chúng tôi đã nộp biên bản đến Trạm thú y Q.Bình Tân yêu cầu được trình bày về việc này.

* Trong các cuộc làm việc với thú y, phía Vinafood cho rằng sản phẩm cấp đông nhập từ Mỹ không cần hạn sử dụng. Cơ sở nào để ông nói như vậy?

- Theo tài liệu của Cơ quan an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, tiêu chuẩn đối với những sản phẩm cấp đông nằm ở âm 18OC có thể thay đổi một chút về mùi, mất độ tươi nhưng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là không có vấn đề gì. Sản phẩm đông lạnh thời hạn sử dụng là không quan trọng, vì vậy bảo quản ở nhiệt độ này thì 3-5 năm chất lượng sản phẩm cấp đông cũng không sao cả (!?).

* Nhưng sản phẩm nhập vào VN phải tuân thủ pháp luật VN, phải có hạn sử dụng. Ông giải thích ra sao khi nhiều lô hàng bị phát hiện đã dán nhãn mới chồng lên nhãn cũ?

- Không ai muốn để hàng trong kho đến một năm vì chi phí kho bãi chiếm đến 90% giá thành. Nhưng thời điểm đó khó khăn chung, sức mua chậm, hàng bị kẹt ở cảng, khi về kho thì hạn sử dụng không còn nhiều (thời gian) nên Vinafood có ý kiến với nhà cung cấp. Sau đó, họ cho rằng hàng đã xuất đi không làm nhãn mới được nên cung cấp cho Vinafood nhãn để dán lên những lô hàng cũ đã nhập về. Tôi nghĩ ở VN chưa có quy định nào rõ ràng về việc này. Nhà sản xuất có quyền dán hạn sử dụng lên sản phẩm của mình.

* Khi dán nhãn chồng lên các lô hàng đã được cấp giấy kiểm dịch trước đó, Vinafood có mời đại diện cơ quan thú y đến chứng kiến?

- Thật sự cái này thì tôi không báo cho cán bộ thú y mà tự làm. Việc dán nhãn được thực hiện từ năm 2008. Đây là cái dở của Vinafood nhưng tôi nghĩ không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm (!).

* Lượng hàng tồn kho của Vinafood hiện hay là bao nhiêu, thưa ông?

- Tính cả ba kho tại TP.HCM và hai kho tại Bình Dương, về mặt hàng thịt heo, lượng hàng tồn hiện nay khoảng 1.000 tấn, trong số khoảng 7.000-8.000 tấn tồn kho từ năm ngoái.

* Trong hơn 6.000 tấn bán ra thị trường, có cả hàng đã được sửa nhãn mác?

- Đúng vậy. Số lượng hàng đó tiêu thụ cả nước thông qua đại lý. Nhưng tôi khẳng định đó vẫn là những mặt hàng đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Mỹ.

SƠN ĐỊNH - NHƯ BÌNH

Vinafood giải trình chưa thuyết phục

Ngày 25-7, ông Cáp Văn Thái đã có giải trình với đoàn thanh tra liên ngành Q.Thủ Đức (TP.HCM) về 200 tấn giò heo và 75,5 tấn đùi gà đã bị phát hiện tại kho Hoàng Phi Quân không có đầy đủ hồ sơ gốc và hạn sử dụng các lô hàng. Theo đó, Vinafood không khiếu nại về việc các lô hàng bị tạm giữ. Tuy nhiên, Vinafood giải thích rằng theo tiêu chuẩn đóng gói hàng thịt đông lạnh từ Canada và Mỹ thì “trên thùng cactông chỉ thể hiện ngày sản xuất, không thể hiện hạn sử dụng”. Cũng trong giải trình này, Vinafood luôn nhắc đi nhắc lại rằng các đối tác nước ngoài đã bán hàng cho đơn vị này có xác nhận thực phẩm đông lạnh sẽ tuyệt đối an toàn khi được bảo quản ở nhiệt độ âm 18OC.

Hiện một trong những đối tác của Vinafood tại Mỹ là Công ty Intervision Food đã có văn bản phúc đáp rằng Bộ Nông nghiệp và an toàn thực phẩm Mỹ (USDA) cũng như Cơ quan Kiểm dịch (FSIS) không có hướng dẫn cụ thể nào liên quan đến thời hạn sử dụng bắt buộc đối với hàng thịt heo và gia cầm đông lạnh. USDA và FSIS chỉ khẳng định sản phẩm thịt heo và gia cầm đông lạnh vẫn duy trì chất lượng trong thời gian tối đa hai năm nếu hệ thống làm lạnh hoạt động liên tục, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, Intervision Food khẳng định “việc quy định thời hạn sử dụng cho loại hàng này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu riêng của khách hàng ở mỗi quốc gia”.

Theo một cán bộ có trách nhiệm trong ngành thú y, Vinafood là một nhà kinh doanh chuyên nghiệp nhưng cách giải trình như trên là không thuyết phục. Những lô hàng “có vấn đề” phải được xem xét theo pháp luật VN, đặc biệt là quy trình kiểm dịch thú y. Bởi liên quan đến số giò heo ở kho hàng Hoàng Phi Quân, có những lô hàng được hải quan xác nhận “móng giò heo cắt khúc đông đóng trong thùng cactông, không thể hiện xuất xứ”. Sau đó Trung tâm Thú y vùng 6 cấp giấy chứng nhận kiểm dịch chỉ có giá trị đến ngày 7-11-2008, nhưng Vinafood không trình báo với thú y địa phương cho đến khi bị phát hiện và buộc giải trình.

Trong một diễn biến khác liên quan đến Vinafood, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho hay khi kiểm tra hồ sơ của Vinafood, ngoài giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của ngành thú y, các cơ quan chức năng còn phát hiện cả giấy phép của ngành y tế cấp cho các lô hàng nhập khẩu của Vinafood.

M.LUẬN - HÀ MI

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328416&ChannelID=3

Friday 24 July 2009

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị truy tố tội lợi dụng chức vụ

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị truy tố tội lợi dụng chức vụ

Theo truy tố của VKSND tối cao, bị can Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên phó giám đốc Sở Giao thông TP HCM, giám đốc Ban quản lý dự án Đông - Tây) sẽ phải đối mặt với hình phạt 10-15 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
> Ông Huỳnh Ngọc Sĩ chia tiền của PCI cho 86 nhân viên / Bắt ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong nghi án hối lộ PCI

Cấp phó của ông Sĩ tại Ban quản lý dự án Đông - Tây và môi trường nước TP HCM là Lê Quả cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trên

Ông Sĩ và Quả bị cáo buộc liên quan sai phạm trong việc cho Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI, Nhật Bản, đơn vị trúng thầu tư vấn thiết kế dự án đại lộ Đông - Tây) thuê trụ sở tại nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu, TP HCM.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt. Ảnh: Vũ Mai

Theo cơ quan điều tra, việc cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước này đã không xin phép cơ quan có thẩm quyền của thành phố. Suốt 16 tháng thực hiện hợp đồng (8/2001-11/2002), tiền thu về 5.000 USD mỗi tháng đã không được quản lý theo đúng quy định tài chính. Tổng số tiền đã nhận 80.000 USD (tương đương 1,2 tỷ đồng), lãnh đạo Ban quản lý dùng để tự ý chi tiêu không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán. Trong đó tiền tiếp khách không hóa đơn chứng từ là 350 triệu đồng. Khoảng 850 triệu đồng còn lại, họ chia bồi dưỡng cho gần 90 người trong Ban quản lý. Ông Sĩ và Quả là hai người nhận nhiều nhất, lần lượt gần 54 và 52 triệu đồng. Hiện, những người liên quan đã nộp lại gần hết số tiền trên.

Sai phạm của ông Sĩ và Lê Quả bị phát hiện sau khi tháng 8/2008 Nhật Bản đề nghị Việt Nam cùng hợp tác điều tra khi có nghi vấn PCI hối lộ ông Sĩ để được chọn là nhà thầu tư vấn giám sát dự án đại lộ Đông - Tây.

Ngày 12/11/2008 báo chí Nhật Bản đưa tin, các cựu lãnh đạo PCI thừa nhận trước tòa án Tokyo đã lót tay 820.000 USD cho một cán bộ quản lý các dự án ODA ở TP HCM. Lần đưa thứ nhất vào năm 2003 (600.000 USD) và lần thứ hai năm 2006 (220.000 USD).

3 tháng sau thời điểm trên, ông Sĩ và Lê Quả bị bắt để điều tra. Bước đầu, công an phát hiện, điều tra về sai phạm trong quản lý tài chính trong việc cho PCI thuê văn phòng.

Về nghi án PCI hối lộ quan chức VN, cơ quan chức năng cho biết đầu tháng 5 đã nhận được khoảng 4.000 trang tài liệu do phia Nhật Bản chuyển giao để phục vụ cho việc chứng minh, làm rõ hành vi đưa và nhận hối lộ.

Theo Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, cần một tỷ đồng để dịch, chuyển hóa những tài liệu trên. Nếu tiếp tục bị phát hiện thêm sai phạm, nhiều khả năng ông Sĩ sẽ phải đối mặt với tội danh mới.

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ sinh năm 1953, quê ở Quảng Ngãi, học kỹ sư Công Chánh ở Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/7/1989. Ông đã học lớp cao cấp chính trị và các lớp bồi dưỡng về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước.

Từ năm 1999 đến tháng 10/2000, ông Sĩ làm Chỉ huy phó lực lượng Thanh niên Xung phong TP HCM. Tháng 10/2000 đến 19/11/2008 là Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông Tây và môi trường nước thành phố.

Thu An
source
http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/07/3BA119B0/

Dự án công viên phần mềm Thủ thiêm: Vì sao bị đề nghị thu hồi?

Thứ Sáu, 24/07/2009, 08:27

Dự án công viên phần mềm Thủ thiêm: Vì sao bị đề nghị thu hồi?

TT - Công ty TNHH TA Associates VN được chính quyền TP.HCM đồng ý giao khu đất 15,9ha ở P.An Lợi Đông, Q.2 (thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm) để làm dự án xây dựng công viên phần mềm lớn nhất VN và khu vực ASEAN. Thế nhưng đến nay dự án này đang có nguy cơ bị thu hồi. Tại sao?

Mô hình công viên phần mềm Thủ Thiêm

Chiều 23-7, một số cư dân P.An Lợi Đông, Q.2 cho biết họ từng chứng kiến lễ khởi công dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm, hôm đó quan khách đến dự rất đông, không khí rất phấn khởi. Giờ đây bãi đất làm lễ khởi công dự án là nơi chứa xà bần, rác đủ loại. Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết khu đất này đã hoàn thành việc bồi thường, thu hồi đất, rà phá bom mìn...

Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư, hơn 12 tháng trôi qua nhưng dự án vẫn chưa được triển khai như dự định ban đầu, trong khi đó chủ đầu tư liên tục đưa ra nhiều đề nghị xem xét điều chỉnh dự án.

Những kiến nghị ngoài cam kết

Tại văn bản đề nghị thu hồi dự án, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết Công ty TNHH TA Associates VN (gọi tắt là Công ty TA VN) đề nghị điều chỉnh nhiều điểm trong giấy chứng nhận đầu tư, trong khi các sở - ngành TP cho rằng những đề nghị của công ty là không phù hợp với cam kết trong hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Một trong những đề nghị của Công ty TA VN là tăng diện tích sàn khu nhà ở từ 10% (tương đương 65.000m2) lên 26% tổng diện tích sàn. Đặc biệt, khu nhà ở có thể được chào bán cho tất cả mọi người. Khu nhà ở này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng lẻ, cho phép sử dụng đất ở và khu nhà ở được thuê trong 70 năm, cộng với điều khoản tự động gia hạn thuê thêm 70 năm khi kết thúc mỗi thời hạn thuê. Công ty đề nghị bãi bỏ hạn chế chỉ cho phép các chuyên gia được sử dụng khu nhà ở.

Công ty TA VN còn đề nghị UBND TP cho phép thay đổi quy hoạch cục bộ trong khu đất thực hiện dự án. Theo đó, chia dự án ra thành hai khu vực chính: khu công viên phần mềm và khu nhà ở. Ngoài việc đề nghị điều chỉnh khu nhà ở, công ty đề nghị thay đổi tỉ lệ xây dựng khu văn phòng xuống 59% thay vì 75% như giấy chứng nhận đầu tư đã cấp, khu thương mại 15% (tương đương hơn 97.000m2)...

Công ty TA VN cũng đề nghị bãi bỏ ràng buộc phạt thanh toán trong trường hợp chậm trễ và đề nghị giảm tiền thuê đất...

Không thực hiện đúng các nghĩa vụ

Theo Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, chủ đầu tư dự án không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã được cam kết về mục tiêu dự án, nộp tiền thuê đất... Cơ quan này cũng cho rằng dự án đã bị kéo dài thời gian thực hiện.

Trong khi đó, theo công bố trước đây của chủ đầu tư, dự kiến năm 2012 dự án đi vào hoạt động. Mục tiêu của dự án là đầu tư cơ sở hạ tầng, cao ốc văn phòng, thương mại cho thuê và nhà ở chuyên gia để phục vụ sản xuất, gia công phần mềm xuất khẩu, thiết kế vi mạch, thiết kế chip... Tại lễ khởi công, chủ đầu tư tuyên bố “vốn đầu tư vào công viên phần mềm sẽ mang lại lợi ích cho TP.HCM nhiều hơn tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác”.

Chủ đầu tư tuyên bố sẽ đầu tư 1,2 tỉ USD khi đi vào hoạt động, dự án sẽ mang đến một nguồn bổ sung 2,95 tỉ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp 4,3 tỉ USD thuế, sẽ tạo ra 6,5 tỉ USD doanh số hằng năm... Dự án mang lại cơ hội việc làm cho 40.000 công nhân trong giai đoạn xây dựng và 70.000 chuyên viên phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin hằng năm trong giai đoạn vận hành. Tại thời điểm khởi công dự án, TP.HCM coi dự án nói trên là lớn nhất ở lĩnh vực công nghệ cao.

Tuy nhiên, tại văn bản đề nghị thu hồi dự án, Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho rằng những kiến nghị của Công ty TA VN đều đã được Sở Kế hoạch - đầu tư TP trả lời. Ban quản lý kiến nghị không cho Công ty TA VN thuê đất để thực hiện dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm, vì đến nay đã hơn 12 tháng kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư vẫn chưa triển khai dự án, đồng thời không thanh toán tiền thuê đất và các khoản lãi phát sinh do chậm thanh toán theo cam kết của công ty.

Công ty TA VN vẫn thiện chí theo đuổi dự án

Ông Đặng Thành Tâm - chủ tịch Tập đoàn Saigon Invest (công ty mẹ của Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn, đơn vị tham gia dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm) - cho biết phía Công ty TA VN đã họp và quyết định bỏ hai điều khoản xin điều chỉnh trong dự án là tăng diện tích đất, xin bán nhà cho các đối tượng và đồng ý giữ lại như cam kết ban đầu (chỉ cho chuyên gia thuê). Họ cũng không xin giảm giá thuê đất nữa. Đây là những điều kiện cơ bản mà TP không đồng ý khi Công ty TA VN kiến nghị.

Ông Tâm nói rằng do tình hình khủng hoảng kinh tế nên Công ty TA VN cũng như các tập đoàn kinh tế khác phải tính toán lại việc đầu tư nhưng Công ty TA VN vẫn quyết tâm đầu tư ở VN. Ông Tâm còn nói: “Về việc chậm nộp tiền thuê đất và bị phạt, nếu theo luật thì chúng tôi hiểu rằng phải ký hợp đồng thuê đất rồi mới có cơ sở để nộp tiền. Hơn nữa Ban quản lý đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm nên thông cảm với nhà đầu tư trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay“.

Theo ông Tâm, Công ty TA VN đã đề nghị chuyển ngay 10% tiền đặt cọc, tức gần 9 triệu USD để chứng minh thiện chí của mình, sau đó đề nghị trả hết 25% và triển khai ngay giai đoạn một, phần còn lại của dự án sẽ tính tiếp vì chưa biết khủng hoảng sẽ diễn tiến thế nào. Vốn đầu tư cho giai đoạn một cũng phải đến 300 triệu USD. Khi kinh tế hồi phục thì việc thực hiện tất cả giai đoạn sẽ dễ dàng hơn. “Tôi nghĩ đó là thiện chí rất đáng được khuyến khích của nhà đầu tư” - ông Tâm khẳng định.

Ông Tâm cho biết phía Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn cũng đã đề nghị với Công ty TA VN và Ban quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm để Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn thay mặt Công ty TA VN trả 50% tiền thuê đất, san nền... nhưng chưa được bên nào đồng ý.

Dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TA VN với vốn điều lệ 180 triệu USD - liên doanh giữa Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (góp 20% vốn) và Công ty TA Associates International, Pte Ltd Singapore (góp 80% vốn).

Theo giới thiệu của chủ đầu tư, Công ty TA Associates International, Pte Ltd Singapore là thành viên của Tập đoàn TECCO (Đài Loan) và tập đoàn này quản lý điều hành Trung tâm phần mềm Nankang rộng 10ha với vốn đầu tư 3,5 tỉ USD, doanh số hằng năm đạt 10 tỉ USD.

Lê Nguyên Minh

GIÁNG HƯƠNG

source

http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328080&ChannelID=204

Thursday 23 July 2009

Kiểm tra thi công tòa nhà cao nhất VN sau 2 vụ tai nạn

Kiểm tra thi công tòa nhà cao nhất VN sau 2 vụ tai nạn

Thêm một lao động tử vong sau vụ tai nạn hôm qua tại công trình Hanoi Landmark Tower. Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Bùi Văn Chiểu đánh giá, một công trình 4 người chết trong 2 ngày liên tiếp là "nghiêm trọng".
>Tai nạn chết người liên tiếp tại công trình cao nhất VN

Sáng nay, công nhân Lâm Văn Hiền, 23 tuổi, quê Nam Định đã tử vong sau vụ tai nạn lao động chiều qua. Người tử vong trước đó là anh Võ Ngọc Hường, 41 tuổi, quê Quảng Nam. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, 2 vụ tai nạn liên tiếp đã làm 4 người chết tại công trình Hanoi Landmark Tower.

Theo vợ anh Hường, những người làm cùng với chồng chị cho biết, khi đang giám sát thi công tại tầng 5 của công trình tòa tháp 70 tầng, anh Hường và công nhân Hiền đã bị trượt chân ngã xuống tầng 4.

Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Bùi Văn Chiểu nhận định sự việc "là nghiêm trọng". Ông cho rằng với một tòa nhà lớn 70 tầng, đòi hỏi biện pháp thi công an toàn, khâu giám sát chặt chẽ, người thi công không được chủ quan.

"Các công trình lớn, phần nhiều tai nạn xảy ra là do giám sát của cán bộ kỹ thuật chưa tốt, công nhân làm ẩu. Tuy nhiên, 2 ngày xảy ra 2 vụ tai nạn tại Hanoi Landmark Tower thì lỗi không hẳn do người thực hiện", ông Chiểu phán đoán.

Hôm nay, các cán bộ Sở Xây dựng Hà Nội sẽ kiểm tra các biện pháp thi công, vận hành thiết bị máy móc, các trang bị bảo hộ lao động tại công trường...

Công trường thi công tòa tháp cao nhất Việt Nam do Keangnam làm chủ đầu tư. Ảnh: Anh Thư.

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Đình Đức cũng cho hay, cán bộ thanh tra đang kiểm tra an toàn, trang thiết bị bảo hộ... tại công trường. Hiện, chưa có báo cáo chính thức về nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo ông Đức thái độ của chủ đầu tư Keangnam ban đầu chưa hợp tác với cơ quan chức năng nên việc kiểm tra bị chậm trễ. "Vụ việc này khá phức tạp, có thể Sở phải báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xin ý kiến chỉ đạo, tăng cường cán bộ kiểm tra", ông Đức cho biết.

Ngay sau khi tai nạn xẩy ra, VnExpress.net đã liên lạc với đại diện tập đoàn Keangnam, tuy nhiên, đơn vị này từ chối cung cấp thông tin.

Dự án Hanoi Landmark Tower của tập đoàn Keangnam khởi công vào năm 2007, với tổng vốn đăng ký 1 tỷ USD, lớn nhất Hà Nội tại thời điểm đó. Tổ hợp này gồm căn hộ cao cấp, khách sạn, khu dịch vụ và văn phòng với 2 tòa tháp 48 tầng (hiện đã xây xong tầng thứ 15) và một tháp 70 tầng (đang triển khai ở tầng thứ 6).

Cuối năm 2008, trước những nghi ngờ về tiến độ công trình, chủ đầu tư dự án Keangnam khẳng định sẽ hoàn thành phần thô các tòa tháp vào tháng 10/2010. Theo chủ đầu tư, Hanoi Landmark Tower là tòa nhà cao nhất Việt Nam và cao thứ 17 trên thế giới.

Đoàn Loan - Anh Thư

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA1190B/

Sunday 12 July 2009

Sập giàn giáo, 16 nữ công nhân rơi từ tầng 5

Cau Tra On bi dut day cap
Cau Tra On bi dut day cap magnify

source

take2tango

Tags: | Edit Tags
Monday April 13, 2009 - 11:22pm (EDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Sập giàn giáo, 16 nữ công nhân rơi từ tầng 5
Sập giàn giáo, 16 nữ công nhân rơi từ tầng 5 magnify
Thứ ba, 30/12/2008, 08:22 GMT+7

Sập giàn giáo, 16 nữ công nhân rơi từ tầng 5

Rạng sáng nay, giàn giáo tại công trình cao ốc văn phòng và thương mại CR4-1, nằm trong khu Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM bất ngờ sập xuống làm 14 nữ công nhân bị thương, một người tử vong tại chỗ, người khác bị vùi lấp chưa tìm thấy.

Đến sáng nay thi thể chết tại chỗ được đưa ra ngoài. Ảnh: An Nhơn.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ sáng 30/12, giàn giáo đang thi công của cao ốc CR4-1 sập xuống, kéo theo sàn bê tông tầng 5 mới đổ chiều qua cùng tầng 4 bên dưới bị sụp đổ. Ước tính, diện tích bị vùi trong đống đổ nát là khoảng gần 1.000 m2.

Thời điểm xảy ra sự cố, đội thi công gồm 16 nữ đang làm việc trên giàn giáo đã bị xi măng, sắt thép đè lên. 12 người bị thương được nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, 1 nữ công nhân bị bê tông ép chết tại chỗ treo lơ lửng trên không, 2 phụ nữ khác bị chôn vùi ở khu vực tầng 4. Một người khác hiện mất tích, vẫn chưa tìm được dấu vết.

Mối chốt khối bê tông đang đúc ở tầng bị sập xuống. Ảnh: An Nhơn

Sau nhiều giờ đào bới, khoan cắt, gần 6 giờ sáng nay, 2 nữ công nhân bị chôn vùi mới được đưa ra ngoài cấp cứu tại bệnh viện Trưng Vương.

Cao ốc CR4-1 này trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, có diện tích xây dựng là 6.300m2, 1 tầng hầm, khởi công từ 1/7. Chủ đầu tư là công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, nhà thầu chính là Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ kỹ thuật Viễn Đông. Xung quanh cao ốc này là những tòa nhà đang xây dựng.

Công an đang khám nghiệm hiện trường. Ảnh: An Nhơn.

Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị mới nằm dọc theo Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Hiện nơi đây được xem là kiểu mẫu đô thị mới tốt nhất tại Việt Nam và là nơi tập trung sinh sống của những người có thu nhập cao.

An Nhơn

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/12/3BA09F11/

Tags: | Edit Tags