Monday 19 September 2011

Tranh cãi việc thu phí ôtô vào nội đô TP HCM


Thứ hai, 19/9/2011, 15:29 GMT+7

Tranh cãi việc thu phí ôtô vào nội đô TP HCM

Đánh giá việc thu phí ôtô 30-50.000 đồng một lượt vào trung tâm thành phố là biện pháp để giảm ùn tắc nhưng nhiều ý kiến cũng băn khoăn về tính khả thi của dự án kèm theo lo ngại giá cả, hàng hóa sẽ tăng cao.
> Kiến nghị thu phí ôtô vào nội đô TP HCM từ 6h đến 20h

Theo đề xuất của Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD) sắp tới sẽ lập 36 trạm thu phí bao quanh khu vực quận 1 và quận 3 để thu phí tất cả xe ôtô vào khu vực này. ITD tính toán, khi áp dụng thu phí sẽ giảm được khoảng 40% lượng xe ôtô vào, từ đó sẽ giảm được tình trạng kẹt xe tại khu vực nội thành. Hiện, Sở GTVT TP HCM đang kiến nghị với UBND để vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012 sẽ bắt đầu triển khai việc thu phí này.

Khu vực thu phí (bên trong vùng màu đỏ) được ITD đề xuất.

Theo Tiến sĩ Trần Xuân Dũng, Giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược phát triển GTVT, Bộ GTVT việc thực hiện dự án trên trong thời điểm này là hoàn toàn hợp lý vì đối tượng đi xe ôtô là những người khá giả, nên sẽ có nguồn thu để trang bị thêm hạ tầng giao thông còn yếu kém tại thành phố. Hiện ôtô cũng là một nguyên nhân gây kẹt xe tại khu vực trung tâm.

"Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp trước mắt để hạn chế bớt tình trạng ùn tắc. Về lâu dài, thành phố phải hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như quy hoạch đô thị hợp lý. Đây mới là biện pháp chiến lược để đối phó với tình trạng quá tải giao thông hiện nay", ông Dũng cho hay.

Đồng quan điểm, ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải TP HCM, nêu, việc thu phí ôtô vào nội ô thành phố để hạn chế xe cá nhân là không sai, nhưng đi đôi với thu phí thì thành phố cũng cần phải nâng cao chất lượng giao thông công cộng vì khu vực quận 1, 3 là "đầu não" của cả thành phố, nơi tập trung rất nhiều các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trung tâm thương mại.

Cũng theo ông Chung, ngoài lý do có điều kiện kinh tế, những người sử dụng ôtô riêng còn xuất phát từ nhu cầu làm ăn, tiếp khách. Nếu phải gửi xe ở ngoại ô thì họ sẽ đi vào trung tâm bằng phương tiện gì? Hiện nay chất lượng xe buýt thấp, trong khi các tuyến đường sắt đô thị lại chưa được đưa vào sử dụng.

Theo các chuyên gia, việc thu phí ôtô vào nội đô khó có thể giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều quan điểm băn khoăn về tính khả thi của dự án. PGS - TS Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa kỹ thuật giao thông, trường đại học Bách Khoa TP HCM cho rằng, dự án này sẽ rất khó khả thi. TP HCM có khoảng 5 triệu xe máy, trong khi đó chỉ có khoảng 500.000 ôtô, nên nói ôtô con là nguyên nhân chính gây kẹt xe và từ đó có biện pháp để hạn chế loại phương tiện này sẽ không đúng với thực tế đang diễn ra ở hầu hết các tuyến đường trong thành phố.

Trong khi đó, ở ta chưa có bãi đổ xe ngầm, giao thông công cộng cũng chưa tốt nên dù có thu phí thì người dân sẽ vẫn vào trung tâm thành phố. Khi đó sẽ không thể nói việc thu phí sẽ giảm ùn tắc. Thành phố chỉ nên thực hiện việc thu phí khi nào có các giải pháp đồng bộ mới có thể kéo giảm ùn tắc giao thông tại TP HCM được.

"Báo cáo tổng kết tình hình giao thông 6 tháng đầu năm của Sở GTVT cũng cho thấy các vụ ùn tắc đang có xu hướng chuyển từ khu vực nội thành ra các tuyến đường cửa ngõ. Vậy thì việc thu phí ôtô vào trung tâm liệu đã đủ kéo giảm ùn tắc giao thông cho thành phố chưa?", Tiến sĩ Phạm Xuân Mai băn khoăn.

Giá taxi vào trung tâm sẽ tăng cao vì phải "cõng" thêm khoản phí. Ảnh: Hữu Công.

Còn ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM nêu, việc thu phí sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp taxi, vì taxi cũng là một phương tiện công cộng. Ngoài tiền phí trả taxi, khách hàng còn phải chịu thêm tiền phí vào trung tâm nữa.

Trong trường hợp tài xế taxi phải trả phí thì có thể xảy ra trường hợp taxi sẽ chỉ hoạt động ở các quận ngoại ô mà không chạy vào trung tâm. Ngược lại, tài xế không chịu chạy ra ngoại thành mà "đóng đô" trong khu vực trung tâm để khỏi phải nộp phí, khi đó tình trạng kẹt xe chẳng những không giảm mà còn trầm trọng hơn nữa.

"Vì vậy theo tôi, thành phố nên tìm phương án khác hợp lý hơn với mục đích để giảm ùn tắc còn thu phí sẽ không khả thi và phát sinh những hệ quả không tốt", ông Hỷ nói.

Chung quan điểm, luật sư Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM cho rằng, việc thu phí trong thời điểm hiện nay là không hợp lý vì tình trạng kẹt xe tại thành phố do rất nhiều nguyên nhân như đường xá chật hẹp, ý thức người sử dụng phương tiện giao thông... Nếu có thu phí 30.000-50.000 đồng hoặc thậm chí cao hơn nữa thì nhiều người vẫn sẵn sàng nộp phí để vào trung tâm.

Thêm nữa, việc thu phí rất có thể dẫn đến việc giá cả bị đội theo, vì các loại phương tiện như xe taxi, xe tải chở hàng vào trung tâm sẽ tăng chi phí khi đó hàng hóa cũng sẽ tăng giá theo gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. "Thu phí để giảm kẹt xe hoàn toàn không phải là một giải pháp hay và theo tôi khó mà thành công như tính toán của nhà đầu tư", ông Đằng cho biết.

Theo ITD, tổng số vốn của dự án thu phí ôtô vào nội ô này là 1.200 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí mua sắm thiết bị chiếm hơn 1.000 tỷ đồng. ITD đề xuất với UBND TP nên thực hiện theo hình thức BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành). Tuy nhiên, Sở GTVT lại cho rằng nên thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) do hình thức BTO còn mới, TP HCM chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý.

Cũng theo đề xuất của ITD, mức thu phí đối với xe ôtô 4-7 chỗ là 30.000 đồng/lượt, và các loại ôtô khác là 50.000 đồng/lượt. Thời gian thu phí từ 6h-20h hàng ngày (trừ ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật). Với mức thu này thì trong vòng hai năm, đơn vị đầu tư sẽ có thể hoàn vốn.

Về cách thức thu phí, các xe đi vào vùng thu phí sẽ phải gắn thiết bị OBU (đầu đọc trên xe), khi qua các điểm thu phí hệ thống sẽ tự nhận diện và trừ vào tài khoản ngân hàng của chủ xe. Giá một thiết bị OBU trên thị trường hiện nay khoảng 800.000 đồng. Chủ phương tiện có thể bỏ tiền lắp đặt OBU hoặc thuê dài hạn thiết bị của đơn vị cho thuê.

Hữu Công

source

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/09/tranh-cai-viec-thu-phi-oto-vao-noi-do-tp-hcm/

Wednesday 7 September 2011

Cướp tiệm vàng Bích Ngọc: Hung thủ bị bắt và 5 người thân bị khởi tố


Cập nhật lúc: 9/7/2011 10:25:14 PM
Cướp tiệm vàng Bích Ngọc: Hung thủ bị bắt và 5 người thân bị khởi tố

Tay trái bị khóa vào ghế, Lê Văn Luyện viết lời khai: “Tôi là thủ phạm duy nhất vụ cướp tiệm vàng”. Anh Xuân Mai

Vụ cướp tiệm vàng Bích Ngọc ở Bắc Giang gây chấn động cả nước bởi hung thủ giết hai vợ chồng và đứa con một tuổi rưỡi của họ và chém đứt tay bé gái 8 tuổi, người duy nhất trong gia đình còn sống sót. Phải mất 7 ngày sau mới bắt được hung thủ và thêm 7 ngày nữa mới khởi tố những người thân của hung thủ, mặc dù Lê Văn Luyện khai y hành động đơn độc.

Vì hung thủ còn 1 tháng nữa mới đủ 18 tuổi nên theo luật của Việt Nam, y không bị tử hình.

Khi bi bắt, Luyện hỏi công an: “Tội cháu có chết không các chú?”.

Sau đây là những tin tức lược lại từ báo mạng VnExpress:

Sáng 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích cùng con gái 18 tháng tuổi được phát hiện bị sát hại trong ngôi nhà 3 tầng. Đứa con lớn học lớp 3 may mắn sống sót với cánh tay bị chém đứt.

Công an xã Phương Sơn cho biết, sáng hôm nay không thấy vợ chồng chủ tiệm mở cửa bán hàng và đưa con đi học như thường lệ nên hàng xóm thấy lạ. Họ gọi cửa song không thấy trả lời.

Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, một số người đã báo nhà chức trách. Tại hiện trường, công an ghi nhận vợ chồng chủ tiệm Ngọc Bích là chị Chín và anh Ngọc đã bị chém chết. Người vợ nằm ở tầng 3, còn chồng ở tầng 2. Con gái 18 tháng tuổi của họ tắt thở trên giường.

Tiếp tục kiểm tra ngôi nhà, mọi người phát hiện con gái lớn của chị Chín học lớp 3 đang run sợ trốn ở góc khuất với bàn tay bị chém đứt lìa. Hiện, cô bé được cấp cứu tại Hà Nội.

Nhà của vợ chồng chị Chín xây 3 tầng, diện tích mặt sàn chừng 80m2, nằm trên con phố sầm uất của huyện Lục Nam. Tiệm vàng được gia đình họ mở ở tầng 1.

Chiều 24/8, khám nghiệm hiện trường vụ án mạng, công an cho biết tủ trưng bày vàng bị đập vỡ kính. Vụ án giết người, cướp tài sản đã được khởi tố điều tra.

12 giờ sinh tử với em bà ở tiệm vàng bị chém đứt tay

Bé Trịnh Thị Bích, 8 tuổi, là người duy nhất sống sót. Mất máu nhiều, hoảng sợ, cô bé đã ngất đi rồi tỉnh lại, gọi điện báo cho người thân.

Một người hàng xóm cũng là họ hàng tìm thấy bé Bích ở dưới gầm giường, vẫn còn thoi thóp thở nên vội vàng gọi taxi đưa đi cấp cứu kèm bàn tay phải của cháu bị chém đứt lìa. Bé còn bị nhiều vết chém khác ở mặt, đầu và tay trái... Sau khi được sơ cứu bước đầu ở bệnh viện tỉnh, cháu bé được chuyển thẳng đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cùng với bàn tay bị đứt được ướp đá.

Bé Bích 8 tuổi bị chặt đứt tay đang được điều trị tại Bệnh viện Việt-Đức và nay đã bình phục. Ảnh NLĐ

Theo các bác sĩ, Bích nhập viện trong tình trạng lơ mơ, hoảng loạn, sốc, người bê bết máu, mất máu nhiều, đau đớn. Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ cấp cứu. Bệnh viện đã phải huy động 3 kíp mổ với các chuyên gia hàng đầu, vừa phẫu thuật phần chấn thương sọ não và các chấn thương khác trên người vừa nối vi phẫu gân cơ để ghép bàn tay.

Thường sau 2-3 tiếng chi bị đứt rời thì khả năng nối sẽ thành công hơn rất nhiều. Tuy nhiên ở trường hợp cháu Bích, bàn tay bị chém đứt rời khá lâu (khoảng 7-8 tiếng) dù được ướp đá nhưng tiên lượng ban đầu không mấy khả quan.

Cuối cùng sau gần 12 giờ cấp cứu, từ 13h chiều ngày 24/8 đến gần 1h sáng hôm sau, các bác sĩ mới rời phòng mổ.

Đến sáng 25/8, Bích đã ăn được những thìa sữa đầu tiên. Đặc biệt bàn tay được nối đã hồng ấm trở lại, dấu hiệu khả quan về thành công của ca phẫu thuật. Lúc đấy các bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm.

Sau 5 ngày cấp cứu, hiện bé Bích đã khỏe, ăn được, có thể đứng lên đi lại. Bàn tay và ngón tay cũng đã cử động được. Vết chém ở bản xương sọ, dọc mặt đã được khâu lại, có thể không ảnh hưởng đến thực thể cũng như thần kinh của trẻ.

Căn nhà 3 tầng nơi xảy ra án mạng. Ảnh Hà Anh

5 người thân của Lê Văn Luyện bị khởi tố

Trưa 7/9, ông Lê Văn Miên và 4 người khác trong gia đình đã bị khởi tố về hành vi che giấu và không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, mẹ của Lê Văn Luyện được thả tự do vì không đủ căn cứ xử lý hình sự.

Trưa 7/9 Viện trưởng VKSND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Hùng cho VnExpress.net biết, 3 người bị khởi tố về tội che giấu tội phạm gồm: Lê Thị Định (cô của Luyện, ở Lạng Sơn), Lê Văn Miên (bố Luyện), Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện). Hai người bị khởi tố tội không tố giác tội phạm là Dương Thị Lược và Trương Văn Hợp (mẹ, bố của Hồng). Trong 5 bị can, ông Miên và Hồng bị bắt tạm giam 3 tháng.

Viện trưởng Hùng cho hay, mẹ của Luyện sau 9 ngày bị tạm giữ đã được trả tự do vì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội che giấu tội phạm.

Trước đó, ngày 29/8, bố mẹ Luyện cùng cha con Hồng đã bị cơ quan điều tra tạm giữ, bắt khẩn cấp sau khi gói trang sức chừng 50 cây vàng được tìm thấy trong vườn của nhà Luyện.

Cảnh sát xác định, khi xảy ra vụ án tại tiệm vàng Ngọc Bích, Luyện gọi điện thoại cho Hồng đến đón để đi băng bó vết thương ở tay. Hồng khai sau khi rời trạm y xế xã, Luyện đã bắt xe khách rời khỏi địa phương. Trước khi đi, hắn đưa cho Hồng 2 dây chuyền và biên nhận cầm cố xe máy của ông chú. Luyện dặn anh họ bán vàng lấy tiền chuộc xe giúp mình.

Tuy nhiên, Hồng không làm theo mà đưa hết số vàng trên cho bố của Luyện. Nhà chức trách cho rằng, thời điểm đó, Hồng đã biết Luyện liên quan vụ cướp tiệm vàng nhưng không trình báo công an.

Còn bố Luyện thừa nhận đã nghe con trai thú nhận là thủ phạm gây án. Nghe lời Luyện, ông đã đem số vàng giấu hắn cướp tại tiệm Ngọc Bích giấu trên tầng 2 mang đi chôn cạnh chuồng gà. Trong khi đó, mẹ của Luyện đã mang chiếc áo dính máu của con để lại ở nhà giặt sạch phi tang.

Sau khi bỏ trốn lên Lạng Sơn, Luyện đã trú ngụ tại nhà cô ruột Lê Thị Định. Cơ quan điều tra cùng đã tìm thấy một túi vàng trong khu vệ sinh của nhà bà Định.

Theo Viện trưởng Nguyễn Việt Hùng, Lê Văn Nghi (chồng bị can Định) được xác định có dấu hiệu che giấu, không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, sau đó anh ta đã hợp tác với nhà chức trách, sang Trung Quốc để dẫn dụ Luyện về Việt Nam. Còn Hoàng Văn Trai (người đưa Luyện sang Trung Quốc) được cơ quan tố tụng Bắc Giang cho rằng chưa có tài liệu nào xác minh anh ta biết việc gây án của Luyện.

Nhiều vòng cổ, 13 vòng đeo tay, 199 nhẫn vàng... (chừng 50 cây vàng) được tìm thấy tại ngôi nhà của bố mẹ Luyện. Ảnh: Hà An

Diễn biến vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang

Khoảng 9h sáng ngày 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng bé gái 18 tháng tuổi được phát hiện nằm chết trong nhà với nhiều vết chém.

Con gái lớn 8 tuổi bị chém đứt lìa bàn tay, được cấp cứu. Tại tầng 1, tủ trưng bày vàng của tiệm bị gỡ mặt kính, toàn bộ vàng ta biến mất.

Cùng thời điểm này, Lê Văn Luyện (18 tuổi, người sống cách tiệm Ngọc Bích 4 km) được anh họ đưa đến trạm xá băng bó vết thương ở tay.

Chiều 24/8, Công an Bắc Giang khởi tố điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Ngày 26/8, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cùng lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đến kiểm tra hiện trường. Ban chuyên án với sự vào cuộc của hàng trăm điều tra viên Bộ Công an và Công an Bắc Giang được thành lập.

Ngày 29/8, nhà của Luyện bị khám xét, cảnh sát tìm thấy một túi nilon đựng hàng trăm nhẫn, dây chuyền vàng (chừng 50 cây) chôn ở sau vườn. Ông Lê Văn Miên thừa nhận đã cất giấu hộ con trai túi vàng.

Ngày 30/8, Luyện bị khởi tố, truy nã đặc biệt. Cha mẹ Luyện cùng hai người khác bị điều tra về hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.

Chiều 31/8, sau 6 ngày lẩn trốn và chỉ sau một ngày cơ quan điều tra phát lệnh truy nã đặc biệt, Lê Văn Luyện đã bị bắt tại Lạng Sơn. Hắn thừa nhận là hung thủ gây ra vụ thảm sát

source

TiVi Tuan San